Nghị luận: biết nhận ra lỗi lầm của bản thân.
- Mở bài:
Nhà giáo dục A. Xukkhomlinxki đã từng nói :”Một giá trị lớn lao của con người là khả năng nhận ra những lỗi lầm của mình”. Để nhận định lại giá trị của những con người khác nhau, người biệt nhận ra lỗi sai của mình và người lúc nào cũng cho là mình đúng. Biết nhận ra lỗi lầm của bản thân là một trong những thành công lớn của con người
- Thân bài:
Một người có khả năng nhận ra lỗi lầm của mình khi người đó biết mình sai ở đâu, chỗ nào, nhận lỗi sai ấy về bản thân rồi có thể tự sữa chửa hoặc từ từ tìm cách sửa chữa. Khi mà bạn đã biết lỗi sai ấy là thuộc về mình thì tức là bạn có khả năng tự nhận biết lỗi lầm của bản thân.
Chúng ta chỉ có thể nhận thấy điều này ở những con người không có cái tôi quá cao, họ đã có thể năng cao bản thân thì bây giờ, họ cũng có thể hạ thấp bản thân xuống để nhận lấy sai lầm để mà hoàn thiện bản thân. Ta có thể dễ dàng nhận thấy những con người như vậy trong một buổi học nhóm, sẽ có những bạn khi phát hiện ra sai lầm liền nhận nó về bản thân rồi ngay lập tức cùng các bạn còn lại tìm hướng giải quyết. Những người như vậy thường rất được mọi người quý mến và tôn trọng.
Ngược lại, khi mà bạn phải làm việc chung với một người mà mọi lỗi lầm đều đẩy hết sang người khác, lúc nào cũng tự cho là đúng thì đó chính là loại người mà ai cũng ghét, không muốn làm việc cùng, một kiểu người luôn biện hộ cho bản thân, tự đề cao chính mình.
Chúng ta phải nhận ra lỗi lầm của bản thân thì chúng ta mới có thể sửa chữa được. Mục đích của việc tự biết lỗi của mình là để tự mình hoàn thiện bản thân theo những chuẩn mực đúng đắn. Khi chúng ta đã sửa được lỗi lầm của bản thân rồi thì mọi người không những tôn trọng mà còn đánh giá cao chúng ta hơn bởi chúng ta còn có khả năng tự sửa chính những sai lầm mà bản thân đã gây ra.
Tuy nhiên, lại có một số người, miệng đã những lỗi về mình nhưng vẫn lười biếng chả chịu thay đổi. Những con người như vậy bởi họ luôn có suy nghĩ rằng chỉ cần họ nhận cái lỗi ấy, không cần biết có phải lỗi của mình hay không thì sẽ được mọi người yêu mến. Nhưng thực tế khi làm vậy, họ không chỉ xem thường bạn mà còn coi bạn là một kẻ không có lập trường riêng, đó là lỗi của người khác nhưng lại hạ thấp bản thân nhận về mình chỉ vị sự yêu quý từ mọi người xung quanh. Nếu như trong trường hợp đó thì chỉ có một người yêu quý bạn thôi chính l;à người đã mắc sai lầm bởi vị bạn đã nhận lỗi thay cho anh ta và chính bạn cũng sẽ là người sửa lỗi chứ không phải anh ta.
Tất cả các thứ có mặt trên cuộc đời đều là con dao hai lưỡi. Nó sẽ giúp bạn nếu bạn sử dụng đúng cách. Nhưng nếu bạn lạm dụng nó quá nhiều thì nó cũng là người sẽ đưa bạn xuống địa ngục. Bạn nên tập nhận lỗi sai của bản thân rồi sửa chữa nó chứ không phải nhận lỗi sai của người khác. Điều đó sẽ làm cho mọi người không chỉ xem thường bạn mà còn xem thương luôn cả người không dám nhận lỗi mà để bạn nhận thay.
- Kết bài:
Tóm lại, mỗi người chúng ta nên học cách nhận ra lỗi lầm của bản thân để có thể nhanh chóng hoàn thiện bản thân, nhanh chóng giải quyết công việc. Mỗi khi chúng ta nhận ra được một lỗi sai của bản thân có nghĩa là chúng ta có thể tiến thêm một bước trên nấc thang của sự trưởng thành. Xin lỗi không có nghĩa là nhục. Xin lỗi là trưởng thành.