Nghị luận: Đừng đánh mất giá trị bản thân bằng cách cố chứng minh bạn là đúng khi đã sai lầm

dung-danh-mat-gia-tri-ban-than

Nghị luận: “Đừng đánh mất giá trị bản thân bằng cách cố chứng minh bạn là đúng khi đã sai lầm”

  • Mở bài:

Sống như chính mình – một con người chân chính – trong một thế giới luôn cố biến mình thành người khác là thành tựu lớn nhất. Thế nhưng, trong cuộc sống này, có nhiều người không nhận ra điều đó, họ luôn sống bằng sự dối trá, hạ thấp giá trị bản thân chỉ vì không dám đối diện với những sai lầm của bản thân. Bàn về điều này, có người khuyên rằng: “Đừng đánh mất giá trị bản thân bằng cách cố chứng minh bạn là đúng khi đã sai lầm”.

  • Thân bài:

Giá trị bản thân là gì?

Giá trị bản thân là là tổng hoà các giá trị cốt lõi được hình thành dựa trên nền tảng đạo đức, tư tưởng, trí tuệ, nhân cách, lối sống và những giá trị hữu ích khác mà bản thân bạn đang sở hữu. Giá trị bản thân vừa là yếu tố do bản bản thân tạo ra trên có sở phù hợp với các chuẩn mực xã hội, vừa là yếu tố được cộng đồng đánh giá và công nhận.

Giá trị bản thân là yếu tố cốt lõi tạo nên con người bạn, không lẫn với bất kì một ai, những thứ bạn tin rằng quan trọng đối với chính mình và đem đến thành công cho những công việc bạn làm hằng ngày. Giá trị bản thân không nằm ở việc bạn làm gì, có chức tước gì hay là kiếm được bao nhiêu tiền, nó cũng không nằm ở một kết quả nhất thời mà chính quá trình ta chinh phục cái đích mới, là những gì ta đã cống hiến vì cuộc sống chung của cộng đồng. Có thể coi giá trị bản thân là sự thể hiện rõ ràng nhất của giá trị con người.

Tại sao ta có thể  đánh mất giá trị bản thân nếu cố chứng minh mình là đúng khi đã sai lầm?

Sai lầm là một phần tất yếu của cuộc sống. Không có một thành công nào trở nên bền vững và có giá trị mà không đi qua những sai lầm. Không chỉ đối với người bình thường, đối với bậc vĩ nhân cũng không thể tránh khỏi những sai lầm trước khi trở nên vĩ đại.

Issac Newton, nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết Vạn vật hấp dẫn, người thống trị bầu trời suốt hơn 300 năm, đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi thử sức mình với công việc kinh doanh và đã mất một một khoản tiền lớn. Thất bại trong kinh doanh giúp Newton nhận ra rằng khoa học có một khoảng cách nhất định đối với cuộc sống và không dễ thành công trong cuộc sống nếu tư duy theo kiểu của nghiên cứu khoa học.

Thomat Edison, người phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại, đã trải qua hàng nghìn sai lầm mới có thể phát minh thành công bóng đèn điện. Sau khi thành công với chiếc đèn điện, Edison đã rút ra bài học rằng nếu không đi qua những sai lầm, ông không thể đến được với thành công.

Steve Job trước khi thành công với chiếc IPhone huyền thoại cũng đã đi qua những sai lầm nghiêm trọng, đánh mất cả vị trí lãnh đạo và bị đánh bật ra khỏi công ty do chính ông thành lập. Steve Job ngay lập tức nhận ra thất bại chỉ là tạm thời, điều quan trọng hơn là có dám đứng dậy và bước tiếp hay không.

Một điểm chung có thể dễ dàng nhận ra ở các vĩ nhân đó chính là khi họ đã sai lầm, họ không cố gắng chứng minh mình đã đúng. Họ dũng cảm nhìn nhận sai lầm, đúc kết bài học, tự kiểm soát bản thân, nhanh chóng bước qua sai lầm, hướng về phía trước. Chính vì điều đó, giá trị bản thân đã không hề suy giảm mà ngược lại càng được khẳng định và thêm bền vững. Và cuối cùng, nó được công nhận và tôn vinh khi họ chạm đến thành công.

Ta có thể dễ dàng đánh mất giá trị bản thân nếu cố chứng minh mình là đúng khi đã sai lầm bởi khi đã sai mà ta lại lảng lảng tránh hay phủ nhận cái sai ấy sẽ khiến sự việc trở nên tồi tệ hơn, người khác sẽ xem thường và khinh bỉ, không tôn trọng, tin tưởng ra nữa. Từ đó, họ sẽ không còn thiện cảm, không ra tay giúp đỡ ta nữa.

Nếu bạn tạo dựng được giá trị bản thân tốt đẹp, cuộc sống của bạn sẽ vui vẻ hơn và công việc không còn là gánh nặng. Còn nếu bạn đang đi ngược lại, hoặc phủ nhận giá trị bản thân, chắc chắn cuộc sống sẽ tẻ nhạt và công việc sẽ khó thành công như mong muốn.

Giá trị bản thân của mỗi con người không nằm ở những gì họ sở hữu, không nằm ở lời nói mà nằm ở hành động. Việc phủ nhận, chối bỏ hay che đậy lỗi lầm là một hành động vô cùng tai hại, không những nó khiến cho sự nghiệp sụp đổ mà giá trị bản thân con người cũng không còn đáng đáng giá.

Những người xung quanh ra ai cũng mong muốn được sống với những con người chân thật và luôn được chia sẻ. Sự dối trá, hèn nhát, lòng tham lam, nỗi sợ hãi là những kẻ thù giấu mặt liên tục tấn công hao tổn giá trị bản thân của mỗi con người. Nếu không vượt qua được những cám dỗ ấy, chắc chắn, giá trị bản thân của con người sẽ không thể hình thành, khẳng định và được tôn vinh.

Làm thế nào để tạo dựng giá trị cho bản thân?

Người ta thường nói đến 8 giá trị cốt lõi phổ biến có ở con người, đó là: chân thật, khám phá, lạc quan, trách nhiệm, dũng cảm, yêu thương, trung thành, thẳng thắn. Ngoài 8 giá trị cốt lõi ấy, tất nhiên còn nhiều giá trị khác cũng rất quan trọng đối với đời sống của mỗi con người. Tuy nhiên, 8 giá trị trên là quan trọng nhất để làm nên giá trị bản thân.

Bởi vậy, để tạo được giá trị cho bản thân, ta phải sống biết sống chân thật, luôn là chính mình trong mọi tình huống, không sợ sự phán xét của người khác. Đức tính chân thật là phẩm chất cần có nhất ở mỗi con người.

Bạn phải luôn là người biết ngạc nhiên về mọi thứ đang diễn ra ở xung quanh mình và cố gắng hiểu được chúng. Bạn sẵn sàng thử nghiệm để tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Chính điều đó sẽ tạo động lực giúp bạn không ngừng hoàn thiện hiểu biết, nhân cách, lối sống, tạo dựng giá trị vững chắc cho bản thân.

Hãy luôn vui vẻ và lạc quan về mọi thứ bởi nếu bạn chọn cách u buồn, chán nản thì cuộc sống vẫn cứ thế đi qua, bất chấp bạn như thế nào. Bạn hứng thú với những thứ nhỏ nhặt như âm nhạc, đi bộ, đọc sách, gặp gỡ mọi người… Tinh thần lạc quan đẩy lùi mọi trở ngại xuất phát từ bản thân, đưa bạn tiến lên phía trước. Loại bỏ những điều tiêu cực ra khỏi môi trường sống. Hãy tiếp xúc với những người truyền cảm hứng và có tính tương trợ. Tránh xa những người mang thái độ tiêu cực và thường chỉ trích bản thân hoặc người khác.

Hãy sống có trách nhiệm với bản thân và với người khác. Đây là giá trị của những người sẵn sàng chịu trách nhiệm với hành động, sai lầm và cả tình trạng công việc hiện tại. Hèn nhát khi phạm sai lầm, chối bỏ hoặc tìm cách đổ lỗi cho người khác càng làm cho bản thân bạn trở nên thấp kém. Luôn là người dũng cảm, tiên phong trong mọi công việc. Bạn không sợ hãi khó khăn, tương lai, sẵn sàng “đối mặt” với thử thách, mạnh mẽ vượt qua gian nan, thử thách hướng đến thành công. không có lòng dũng cảm, không những bạn không thể tiến xa hơn mà chẳng bao giờ bạn tới đích được.

Hãy yêu thương tất cả, từ những gì nhỏ bé đến những gì vĩ đại. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và cấp trên, chú trọng sự thấu hiểu, sâu sắc. Sẵn sàng bảo vệ lẽ phải, kẻ yếu, đấu tranh chóng lại cái xấu, cái ác, đề cao công bằng và bình đẳng. Hãy trung thành với sự thật và với cái mà bạn đang phục vụ. Thành thật với chính mình, duy trì sự trung thành trong các mối quan hệ, kể cả khi bạn không gặp gỡ họ trong thời gian dài. Trung thành với tập thể, với niềm tin của người khác. Đừng trở thành kẻ phản bộ chỉ vì lợi ích cá nhân hay sự thù ghét ích kỉ.

Hãy luôn thẳng thắn trong lời nói và trong hành động, sẵn sàng nói lên sự thật, dũng cảm bảo vệ sự thật, lẽ phải, sự công bình. Sự thẳng thắn trong tạo dựng mối quan hệ cũng là một loại giá trị.

Giá trị bản thân không tự nó trở nên hoàn thiện mà cần tạo dựng. Bởi thế, bạn cần phải khẳng định giá trị bản thân nơi làm việc và trong cuộc sống. Giá trị bản thân phải thật sự gắn kết với con người bạn, đừng bao giờ sao chép giá trị ấy từ người khác. Hiểu được giá trị bản thân là gì, bạn sẽ có cách khám phá và nuôi dưỡng chúng thành nét đặc trưng của mình. Hãy để giá trị của bạn là công cụ hỗ trợ đắc lực để bạn tự tin hoàn thành tốt công việc.

Nếu bạn hay tự hạ thấp mình, coi thường giá trị bản thân và xem nhẹ tài năng của mình trước mặt người khác, bạn sẽ bị xem là tự ti,đánh giá thấp bản thân, và vô dụng. Tính khiêm nhường và tự phủ nhận bản thân là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt. Mặt khác, bạn sẽ bị gán mác là người tự cao tự đại và ngạo mạn nếu phóng đại quá mức những phẩm chất, tài năng và kỹ năng của mình. Suy cho cùng, đó không phải là đề cao giá trị bản thân mà là bạn đang đánh lừa bản thân vì thiếu tự tin.

Học cách vượt qua nỗi sợ yêu bản thân. Việc yêu bản thân thường bị đánh đồng với thói tự kiêu, tính ích kỷ và dạng hướng nội với nghĩa tiêu cực. Điều này có lẽ một phần là do sự phức tạp của từ “tình yêu”, bởi nó bao hàm nhiều tình yêu khác nhau trong cuộc sống. Hãy luôn quyết đoán và kiên trì với mục tiêu mình đã vạch sẵn. Trong tiến trinh,f hãy biết lắng nghe ý kiến và cân nhắc để đưa ra lựa chọn phù hợp và đúng đắn.

Hãy tin tưởng vào cảm xúc bản thân. Giá trị bản thân đòi hỏi bạn phải học cách lắng nghe và tin vào cảm xúc của chính mình cũng như không tự động đáp lại cảm xúc của người khác. Khi bạn tin tưởng vào cảm xúc bản thân, bạn sẽ nhận ra những đòi hỏi vô lý và có thể đáp trả điều này hợp lý hơn. Giá trị bản thân sẽ giảm xuống khi để người khác quyết định thay chúng ta. Đừng để giá trị bản thân phụ thuộc vào người khác. Nếu cứ mải sống theo kỳ vọng của người khác, bạn sẽ phải vật lộn để tìm lại giá trị bản thân.

Hãy thận trọng khi lắng nghe quá nhiều ý kiến từ những người luôn hối tiếc về điều họ đã lựa chọn trong cuộc sống cũng như từ những người thường tự gây đau khổ cho họ hoặc tức giận lên người khác. Họ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trái chiều, những chi tiết không chính xác, hoặc loại bỏ mọi thông tin. Những người có giá trị bản thân vững chắc sẽ chia sẻ những hiểu biết và kiến thức của họ với bạn và luôn sẵn sàng chỉ dẫn bạn tránh khỏi những cạm bẫy cuộc đời. Bạn nên tìm những người đó để cố vấn cho bạn.

Hãy buông bỏ những phần giá trị bản thân từng dựa trên quan điểm ​​của người khác từ thuở ấu thơ. Cho dù đó là cha mẹ, bảo mẫu hay bạn bè ở trường, ý kiến ​​của họ không thể quyết định con người bạn. Nếu họ khiến bạn cảm thấy bản thân tồi tệ, hãy chứng minh rằng họ đã sai để bạn có thể xóa bỏ ý kiến ​​của họ. Biết tha thứ cho bản thân và người khác.

Chớp lấy thời cơ, biến thách thức thành cơ hội. Đừng bao giờ tỏ ra yếu đuối, than vãn, tránh tậm lí cầu may. Hãy xem những thử thách trong cuộc sống như một cơ hội để trở nên mạnh mẽ hơn. Từ bỏ thói quen cố gắng làm hài lòng người khác. Khi bạn từ bỏ thói quen làm vừa ý người khác, những mong muốn cá nhân sẽ trỗi dậy và bạn có thể bắt đầu thực hiện mưu cầu hạnh phúc cũng như giá trị bản thân. Thể hiện cảm xúc thay vì kiềm chế chúng. Bạn hãy tôn trọng cảm xúc của người khác nhưng đừng để mình bị phụ thuộc vào đó.

Hãy buông bỏ quá khứ và luôn sống trong hiện tại. Quá khứ cho ta nhiều bài học, nhưng hiện tại mới là thời khắc duy nhất thực sự quan trọng. Suy cho cùng, đó là thời khắc duy nhất “đang hiện hữu”. Ngoài ra chắc chắc không còn điều gì khác. Và nếu thời khắc này chưa phải là điều bạn mong muốn, hãy sẵn sàng cho thời khắc tiếp theo. Tính khiêm nhường là nguồn gốc của sự tán dương. Tôn trọng là gốc gác của sự hòa hợp. Quả thực, tình yêu là tất cả. Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn được đối xử!

  • Kết bài:

Nếu thiện lương là ngọc báu của con người thì giá trị bản thân là toà thành kì vĩ, dễ phát hiện và nhìn thấy. Đôi khi nó được giấu kín nhưng, bị chìm lấp trong thất bại và khổ đau nhưng nếu biết gìn giữ, sẽ có lúc nó toả sáng rực rỡ như ánh mặt trời sau ngày giông bão.

8 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận về nhìn nhận và sữa chữa sai lầm - Theki.vn
  2. Viết bài văn nghị luận ngắn (khoảng 400 chữ) bàn về giá trị bản thân - Theki.vn
  3. Nghị luận: Sức mạnh vượt qua sai lầm hướng đến thành công - Theki.vn
  4. Nghị luận: Sự nhận thức giá trị bản thân của giới trẻ hiện nay - Theki.vn
  5. Đề bài đọc - hiểu về chủ đề sửa chữa lỗi lầm - Theki.vn
  6. Nghị luận: Sai lầm lớn nhất bạn có thể phạm phải trong đời là luôn sợ hãi mình sẽ phạm sai lầm (Elbert Hubbard) - Theki.vn
  7. Suy nghĩ về ý nghĩa câu nói: Ai cũng là thợ rèn số phận của chính mình. - Theki.vn
  8. Nghị luận: Giá trị của chúng ta chính là ở bản thân chúng ta - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.