Đề 1
Câu 1: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới (từ câu a đến câu d):
“Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng “vườn” rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng “suối”
Tiếng “heo may” gợi nhớ những con đường”.
(Trích Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)
a. Nêu ít nhất hai nét đặc sắc của tiếng Việt được tác giả nhắc đến trong đoạn thơ? (1 điểm)
b. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ? (1 điểm)
c. Qua đoạn thơ, tác giả thể hiện tình ảm gì đối với tiếng Việt?
d. Hãy nêu một việc làm cụ thể mà em có thể làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 2: (3 điểm)
Có những bạn trẻ luôn nghĩ mình là chủ của những chiếc điện thoại thông minh. Nhưng thực tế có phải lúc nào cũng vậy không? Giữa các bạn trẻ và những chiếc điện thoại thông mnih, ai mới là người chủ thật sự?
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trả lời cho vấn đề trên.
Câu 3: (4 điểm)
“Dẫu làm sao thì cha cũng muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống gềnh
Không lo cực nhọc”.
(Trích Nói với con – Y phương)
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”.
(Trích Những cánh buồm – Hoàng trung Thông)
Cảm nhận về tình cảm gia đình qua hai đoạn thơ trên.
Đề 2
Câu 1: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới (từ câu a đến câu e)
1. Aristote nói: “Tất cả mọi người đều ao ước có nhiều hiểu biết. Nhưng muốn có hiểu biết, điều kiện đầu tiên là phải biết nhìn đời với cặp mắt trẻ thơ: cái gì cũng mới lạ và làm cho ta ngạc nhiên được cả”.
2. Biết ngạc nhiên, biết nhìn đời bằng một cặp mắt mới lạ, giúp cho Niwton tìm ra định luật “Vạn vật hấp dẫn” trong khi ông nhìn thấy quả táo rụng. Denis Papin tìm ra sức mạnh của hơi nước chỉ vì biết nhìn bình nước sôi, mà ai ai cũng nhìn thấy hằng ngày với cặp mắt kinh ngạc”.
(Trích Tôi tự học – Nguyễn Duy)
a. Thông điệp của hai đoạn văn trên là gì? (0.5 điểm)
b. Theo văn bản, thế nào là nhìn đời với cặp mắt của đứa trẻ thơ?(0.5 điểm)
c. Tìm và phân tích một phép liên kết câu có trong hai đoạn văn trên. (1.0 điểm)
d. Theo em, làm thế nào để tăng cường sự hiểu biết của con người? (1.0 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
Trong một bài phát biểu trước đông đảo sinh viên, đã nói rằng: “Tìm kiếm mục đích là chưa đủ. Thử thách của thế hệ chúng ta là tạo ra một thế giới, nơi mà mọi người đều có mục đích của mình”.
Hãy viết một bài nghị luận ngắn bàn về mục đích sống của bản thân.
Câu 3: (4 điểm)
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm sao xuyến”.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
(Trích Một khúc ca xuân – Tố Hữu)
Phân tích vẻ đẹp cuộc sống có ý nghĩa được biểu hiện qua hai khổ thơ trên.