cac-yeu-to-tu-su-mieu-ta-trong-van-ban-bieu-cam-ngu-van-7-11638-2

Soạn bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm – SGK Ngữ văn 7

CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM

I. TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM:

* Tìm hiểu các ví dụ Sgk/137.

Đọc lại bài thơ Bài ca nhà tranh … thu phá” Sgk/131.

Bài thơ trên bố cục gồm mấy phần? Nêu phương thức biểu đạt của mỗi phần?

– Phần 1: Tự sự kết hợp miêu tả

– Phần 2: Tự sự kết hợp biểu cảm

– Phần 3: Tự sự, miêu tả kết hợp biểu cảm

– Phần 4: Biểu cảm trực tiếp.

*  Bài thơ là một chỉnh thể. Việc phân chia ranh giới giữa các phương thức biểu đạt chỉ có tính chất tương đối.

Nêu ý nghĩa các phương thức tự sự, miêu tả trong bài thơ?

– Phần 1: Hai câu đầu tự sự, ba câu sau miêu tả: Tạo bức tranh toàn cảnh về sự vật, sự việc làm nền cho tâm trạng.

– Phần 2: Bốn câu đầu tự sự, câu cuối biểu cảm: Tâm trạng bất lực, lòng ấm ức vì già yếu.

– Phần 3: Sáu câu đầu tự sự và miêu tả, hai câu sau biểu cảm: xót xa, căm phận.

– Phần 4: Biểu cảm trực tiếp tình cảm vị tha, sáng ngời.

*  Các yếu tố tự sự, miêu tả có tác dụng làm phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc (Than ôi!…) Khát vọng lớn lao, …

*  Đọc đoạn văn của Duy Khán.

Chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn?

– Các yếu tố tự sự, miêu tả:

– Tự sự: Bố bất lực, đi từ khi sương còn … đến lúc sương đêm.

– Miêu tả: Những ngón chân … gan bàn chân … mu bàn chân.

Cho biết vai trò các yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn?

– Việc miêu tả bàn chân bố, kể chuyện bố ngâm chân trong nước muối, bố đi làm sớm về khuya làm nền tảng cho cảm xúc thương bố ở cuối bài.

* Tình cảm là chất keo gắn kết các yếu tố tự sự, miêu tả để đoạn văn thành một mạch văn nhất quán có tính liên kết. Tự sự, miêu tả nhằm khêu gợi tình cảm, cảm xúc do tình cảm, cảm xúc chi phối.

Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, ta thường dùng những phương thức biểu đạt nào?

– Ta thường dùng phương thức tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

– Tự sự và miêu tả có tác dụng gì trong văn biểu cảm?

* Ghi nhớ Sgk/138.

II. LUYỆN TẬP:

* Bài tập 1/138:

Kể lại bài thơ Bài ca nhà … thu phá” bằng văn xuôi?

gợi ý:

– Tác giả tả cảnh gió thu ra sao? Gió gây ra những tai họa gì?

– Diễn biến cảnh căn nhà tốc mái? Những hành động của trẻ đã làm tâm trạng nhà thơ như thế nào?

– Cảnh mưa dột nhà của Đỗ Phủ? Ước mơ của Đỗ Phủ trong đêm?

Tháng 8 giữa mùa thu thường có gió bất dữ dội, cuốn bay mất ba lớp tranh trên mái nhà Đỗ Phủ. Gió thổi chúng bay sang tận bờ sông, treo tót trên rừng cao, quay lộn vào mương sa. Bọn trẻ thôn Nam tinh nghịch đã tranh nhau cướp tranh ngay trước mắt ông lão. Bản thân ông tuổi già sức yếu gào thét mãi đến nỗi môi khô miệng cháy mà chẳng được đành chống gậy quay về lòng ấm ức.

Một lát sau bất chợt gió lặng, mây đen kéo đến. Trời tối sầm lại. Mưa đổ dai dẳng suốt đêm. Đỗ Phủ chỉ còn duy nhất một tấm chăn đã cũ nát bị con đạp rách nên cái lạnh như dao cứa; khổ nỗi cái giường cũng bị dột ướt cả. Đỗ Phủ thương con, thương mình, buồn thời thế loạn lạc, đói lạnh mà không sao chợp mắt được.

Từ cuộc sống thực tế đó, Đỗ Phủ ước có được căn nhà rộng ngàn gian, để những người nghèo có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc dẫu căn nhà mình dột nát, bản thân mình chết rét cũng được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang