cach-lam-bai-van-dong-vai-nhan-vat-ke-lai-cau-chuyen-co-tich

Cách làm bài văn đóng vai nhận vật kể lại câu chuyện cổ tích

Cách làm bài văn đóng vai nhận vật kể lại câu chuyện cổ tích.

I/ Tìm hiểu chung về bài văn kể lại một truyện cổ tích.

1. Các kiểu bài làm văn kể lại một  cổ tích thường gặp.

– Kiểu một: Kể lại truyện truyền thuyết/ cổ tích bằng lời văn của em.

– Kiểu hai: Kể lại truyện truyền thuyết/ cổ tích bằng lời nói của nhân vật (Đóng vai nhân vật)

– Kiểu ba: Tưởng tượng gặp một nhân vật trong truyền thuyết hoặc cổ tích rồi kể lại.

– Kiểu bốn: Viết thêm hoặc thay đổi một kết thúc mới cho truyện.

2.Các dạng đề thường gặp:

Dạng đề cụ thể: là dạng đề đã nêu đầy đủ đối tượng kể và yêu cầu kể ở đề bài.

+ Ví dụ 1: Bằng lời văn của mình, em hãy kể lại truyện Thánh Gióng.

+ Ví dụ 2:  Nhập vai người em kể lại truyện cổ tích Cây khế.

Dạng đề mở: là dạng đề không cụ thể về đối tượng kể mà chỉ nêu yêu cầu kể ở đề bài hoặc cụ thể về đối tượng kể nhưng mở về cách kể.

+Ví dụ 1: Em hãy kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích đã học bằng lời văn của em.

Ví dụ 2: Hãy nhập vai một nhân vật trong truyện cổ tích mà em yêu thích  để kể lại truyện đó.

+Ví dụ 3: Kể lại truyện “Sọ Dừa” bằng cách kể mà em thích nhất.

Phương pháp làm bài văn kể lại một truyện cổ tích:

  • Bước 1: Trước khi viết.

a. Xác định đối tượng kể, yêu cầu kể để chọn ngôi kể và đại từ xưng hô phù hợp.

– Xác định đối tượng kể và yêu cầu kể

+ Đối tượng kể: là truyện truyền thuyết hay cổ tích?

+ Yêu cầu kể: Dùng lời văn của mình hay nhập vai nhân vật hoặc tưởng tượng gặp nhân vật trong truyện để kể lại.

b. Chọn ngôi kể và đại từ xưng hô phù hợp

+ Khi kể bằng lời văn của mình thì dùng ngôi 3.

+ Khi kể bằng nhân vật trong truyện thì dùng ngôi 1.

(Chọn đại từ xưng hô: ta, tôi,…phù hợp với địa vị, giới tính của nhân vật)

c. Chọn lời kể phù hợp

– Lời kể, cách xưng hô phải phù hợp với giới tính, tuổi tác, địa vị, nghề nghiệp,…của nhân vật.

– Tính chất lời kể (vui, buồn, nghiêm trang, thân mật, hóm hỉnh,…)cần phù hợp với nội dung câu chuyện được kể, bối cảnh kể.

d. Ghi nhớ những nội dung chính của câu chuyện

– Đọc kĩ tác phẩm mà mình định kể

– Tóm tắt đầy đủ các sự việc, nhân vật chính của truyện rồi sắp xếp theo trình tự hợp lí, chú ý các yếu tố kì ảo, hoang đường.

  • Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý:

– Truyện có tên là gì?Vì sao em chọn kể truyện này?

– Diễn biến của sự việc (khởi đầu, phát triển-kết thúc-kết quả) ra sao?Ý nghĩa của truyện là gì?

– Cảm nghĩ của em về truyện đó?

b. Lập dàn ý:

b.1.Mở bài: Giới thiệu truyện cổ dân gian định kể (tên truyện, lí do chọn kể)

* Mở bài trực tiếp:

Ví dụ: Trong những câu chuyện truyền thuyết, câu chuyện mà em thích nhất là “Sơn Tinh Thủy Tinh”, đây là câu chuyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta và là một câu chuyện hay, hấp dẫn.

* Mở bài gián tiếp:

Mở bài từ trải nghiệm thực tế

Ví dụ: Đã một tuần nay, trời mưa tầm tã, gây nên lũ lụt làm cây cối, nhà cửa, tài sản bị hư hại . Cảnh tàn phá nặng nề ấy khiến em nhớ lại cuộc chiến không cân sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh đã xảy ra từ hàng nghìn năm trước trong câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Mở bài từ việc dẫn những câu văn, câu thơ,…liên quan đến nội dung của truyện:

“Sơn Tinh, Thủy Tinh lòng tơ vương
Không quản rừng cao, sông cách trở
Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương”.

(Nguyễn Nhược Pháp)

Ba câu thơ ngắn ngủi, câu từ đơn giản chỉ cần lướt qua cũng đủ đưa ta tìm về với câu chuyện truyền thuyết năm xưa đó là Sơn Tinh – Thủy Tinh. Câu chuyện này vẫn còn mãi dư âm, nét đặc sắc cùng nhiều ý nghĩa mang đến cho độc giả dù đã từ rất lâu rồi. Câu chuyện Sơn Tinh –Thuỷ Tinh với em luôn để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc.

b.2. Thân bài:

– Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện

– Trình bày diễn biến sự việc theo trình tự thời gian.

b.3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

  • Bước 3: Viết bài.

– Tiến hành viết bài theo dàn ý đã làm

– Khi viết chú ý

+ Nhất quán về ngôi kể

+ Kể lại câu chuyện: Dựa vào truyện gốc nhưng cố gắng sáng tạo ở chỗ cho phép (chi tiết hóa, cụ thể hóa những chỗ truyện gốc còn chung chung, gia tăng yếu tố kì ảo, tưởng tượng; tăng cường bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá của người kể chuyện; gia tăng việc miêu tả, bình luận, liên tưởng,…)

+ Đảm bảo sự kết nối giữa các phần.

II/ Yêu cầu đối với bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.

* Yêu cầu chung:

– Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng. vật trong truyện.

– Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc nội dung được kể không làm sai lạc nội dung vốn có của truyện.

– Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối gia. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo..

– Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thả. xúc của nhân vật.

* Yêu cầu cụ thể:

+ Một câu chuyện có thể được nhiều người chứng kiến, đánh giá và kể theo những cách khác nhau. Nhập vai một nhân vật trong truyện là một trong nhữ làm cho truyện trở nên khác lạ, thú vị tạo ra hiệu quả bất ngờ.

+ Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kế nhập vai vào một nhân vật trong truyện.

+ Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát ly truyện gốc: dung kể không được sai lạc nội dung vốn có của truyện.

+ Cần có sự sắp xếp hợp lý các chi tiết và đảm bảo có sự kết nối giữa các phần Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.

+ Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.

III/ Các bước viết bài văn đóng vai nhân vật cổ tích kể lại câu chuyện.

– Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng:

+ Nhập vai nhân vật kể lại câu chuyện, ngôi kể sẽ là ngôi thứ nhất. Tuy nhiên, có thể chọn những đại từ khác nhau để chỉ ngôi thứ nhất như: ta, tôi, mình, tớ,… phù hợp với địa vị, giới tính,… của nhân vật nhập vai cũng như mỗi cảnh kể.

+ Khi kể lại chuyện trong vai một nhân vật cụ thể, cần xác định được giới tính, tuổi làm địa vị,… của nhân vật để lựa chọn lời kể phù hợp (cách xưng hô dùng từ ngữ,…).

+ Tính chất lời kể (vui, buồn, thân mật, nghiêm trang,…cũng cần phù hợp với nội d câu chuyện được kể, bối cảnh kể.

– Ghi những nội dung chính của câu chuyện:

+ Cần ghi nhớ và tôn trọng những chi tiết đã biết về nhân vật cũng như cốt truyện gốc

+ Dự kiến những yếu tố, chi tiết sẽ được sáng tạo thêm.

+ Có thể lập một bản tóm tắt các sự kiện, tình tiết theo thứ tự trước sau để dễ dàng ghi nhớ và kể lại.

– Lập dàn ý :

+ Sau khi đã chuẩn bị theo các bước như trên hãy lập một dàn ý cho bài viết theo gợi ý sau đây:

  • Mở bài:

– Nhập vai nhân vật tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.

  • Thân bài:

– Kể lại diễn biến của câu chuyện.

+ Xuất thân của các nhân vật.

+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

+ Diễn biến chính:

  • Sự việc 1: nguyên nhân – kết quả.
  • Sự việc 2: nguyên nhân – kết quả.
  • Sự việc 3: nguyên nhân – kết quả.

+ Nêu lên cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật kế, sự việc, tình huống và ý nghĩa câu chuyện.

  • Kết bài:

– Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.

* Khi viết bài cần lưu ý:

– Nhất quán về ngôi kể: trong bài này người viết sẽ vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất để kể lại câu chuyện.

– Kể lại câu chuyện: dựa vào truyện gốc (nhân vật, sự kiện, ngôn ngữ,…) nhưng hãy cố gắng sáng tạo ở những chỗ cho phép (chi tiết hóa, cụ thể hóa những chỗ truyện gốc còn chung chung; gia tăng yếu tố kỳ ảo, tưởng tượng; tăng cường bộc lột suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá của người kể chuyện; gia tăng việc miêu tả, bình luận, liên tưởng,…)

Chỉnh sửa bài viết :

– Xem lại và chỉnh sửa bài viết theo một số những yêu cầu sau:

– Được kể từ ngôi thứ nhất. Người kể nhập vai một nhân vật trong truyện nên cần rà soát lại chính xác về ngôi kể, từ ngữ xưng hô.

– Có sự tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát ly truyện gốc, nội dung được kể không làm sai nội dung vốn có của truyện: Đánh dấu các diễn biến chính, các chi tiết được lấy từ chuẩn gốc, kiểm tra tính chính xác. Kiểm tra tính hợp lý, nhất quán giữa các  chi tiết được sáng tạo thêm với truyện gốc (quan hệ nhân quả, trật tự thời gian,…). Nếu chưa phù hợp cần sửa lại.

– Cần có sự sắp xếp hợp lý các chi tiết và đảm bảo sự kết nối giữa các phần.

– Rà soát trình tự lô gic và sự kết nối giữa các chi tiết, các đoạn các phần. Chỉnh sửa nếu chưa hợp lý.

– Cần bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để tả người, tả vật hay thể: cảm xúc của nhân vật.

– Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt: rà soát các lỗi về dùng từ, đặt câu.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang