Cách làm bài văn nghị luận kiểu trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội
1. Đặc điểm kiểu bài nghị luận mang tính chất đối thoại, bộc lộ suy nghĩ
– Xuất hiện trong cả hai kiểu bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
– Dạng đề này thường đưa ra ít nhất hai ý kiến, hai vấn đề, hai quan điểm trái chiều nhau.
– Mỗi ý kiến đề cập đến một khía cạnh hay một mặt của đối tượng.
– Hai ý kiến tuy trái chiều nhưng không đối lập, mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau tạo nên một cách hiểu trọn vẹn, đầy đủ, đúng đắn về vấn đề đặt ra.
– Vấn đề đặt ra với học sinh là phải nhận thức được mối quan hệ giữa những ý kiến đó để có cách nhìn đúng đắn về vấn đề.
2. Cách làm kiểu bài nghị luận mang tính chất đối thoại, bộc lộ suy nghĩ
a. Tìm hiểu đề: Cách tìm hiểu đề của kiểu bài này giống với các kiểu bài khác, ở phần này người viết chỉ tập trung đi vào phần lập dàn ý.
b. Lập dàn ý:
- Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
– Trích dẫn được các ý kiến, quan niệm.
- Thân bài:
– Giải thích ý kiến: giải thích từng ý kiến sau đó khái quát, tổng hợp các ý kiến.
– Bàn bạc, đánh giá về từng ý kiến.
– Bình luận: nhận xét các ý kiến đó đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp, mối quan hệ giữa các ý kiến đó,…
– Bài học nhận thức và hành động.
- Kết bài:
Đánh giá có nâng cao các ý kiến.
c. Viết thành bài văn.