cach-lap-dan-y-cua-bai-van-bieu-cam-ngu-van-7-11679-2

Soạn bài: Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm – SGK Ngữ văn 7

CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM

I. NHỮNG CÁCH LẬP Ý THƯỜNG GẶP CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM:

1. Liên hệ hiện tại với tương lai:

Đọc đoạn văn “Cây tre Việt Nam” Sgk/117,118.

Cây tre đã gắn bó với đời sống con người V.Nam bởi những công dụng của nó như thế nào?

– Tre chia ngọt sẻ bùi, cho bóng mát, mang khúc nhạc đồng quê, tươi vui những cổng chào thắng lợi, …

Để thực hiện sự gắn bó, còn mãi của cây tre, đoạn văn đã nhắc những điều gì trong tương lai?

– Tre còn mãi với dân tộc Việt Nam.

Tác giả biểu cảm trực tiếp bằng cách nào? (ENB).

– Liên hệ hiện tại với tương lai. Cảm xúc ấy bắt nguồn từ bóng mát, khúc nhạc, cổng chào, chiếc đu tre, sáo diều tre, …

2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại:

Đọc đoạn văn (2) Sgk/118.

Niềm say mê con gà đất của tác giả được bắt nguồn từ suy nghĩ nào? Suy nghĩ ấy thể hiện khát vọng gì?

 – Bắt nguồn từ suy nghĩ được hóa thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai.

– Thể hiện khát vọng trở thành nghệ sĩ thổi kèn đồng.

Từ hình ảnh con gà đất, tác giả phát hiện ra điều gì về đặc điểm của đồ chơi?

– Phát hiện ra tính mong manh của đồ chơi.

Đặc điểm ấy gây cho tác giả những suy nghĩ và liên tưởng gì?

– Khiến tác giả nhớ đến những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ và liên tưởng đến linh hồn của đồ chơi đã chết.

Đoạn văn trên lập ý bằng cách nào?

– Hồi tưởng … về hiện tại.

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước:

Đọc đoạn văn 3 (1) Sgk/119.

Tình cảm của người viết đối với cô giáo được bắt nguồn từ kí ức hay hiện tại? Giải thích?

– Chủ yếu bắt nguồn từ kí ức: “Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô”. Đó là tác giả có quan hệ thường xuyên với cô giáo và chính từ quan hệ ấy mà có cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng sâu sắc: “Chẳng bao giờ em lại có thể quên cô được”.

Hình ảnh cô giáo được tôn vinh như thế nào trong suy nghĩ và tình cảm của người viết?

– Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như người mẹ.

Vậy đoạn văn trên lập ý bằng cách nào?

– Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

4. Quan sát, suy ngẫm:

* Tìm hiểu đoạn văn “U tôi”

Qua đoạn văn “U tôi”, em thấy sự quan sát có tác dụng biểu hiện tình cảm như thế nào?

– Sự quan sát gợi tả bóng dáng của U, khuôn mặt U với tất cả lòng thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình.

* Để tô đậm tình cảm tác giả dùng biện pháp đặt câu hỏi tu từ, đồng thời điệp câu: “U tôi già đi tự bao giờ? U tôi già đi tự lúc nào?”

– Khi trưởng thành, con người có suy nghĩ sâu sắc và cảm động những sự hi sinh thầm lặng của người mẹ và lại càng ân hận về những lỗi lầm của mình và sự vô tâm. Đây là lúc tự vấn lương tâm chân thành và cảm động của con người.

Đoạn văn lập ý bằng cách nào?

-Vừa quan sát trong tâm tưởng vừa suy nghĩ.

Trong văn bản biểu cảm, ta thường gặp những cách lập ý nào?

* Ghi nhớ Sgk/121.

II. LUYỆN TẬP

 Lập ý cho đề (b): Cảm xúc về con vật nuôi (con mèo)?

– Hoàn cảnh nuôi mèo:

– Do trong nhà nhiều chuột và do thích mèo.

– Do tình cờ nhặt được mèo hay người khác cho.

– Quá trình nuôi dưỡng và quan sát hoạt động sống của mèo.

– Thái độ, cử chỉ của người nuôi.

– Mèo tập bắt chuột.

– Nhận xét về mèo.

– Quá trình hình thành tình cảm của người nuôi.

– Cảm nghĩ:

– Con mèo hình như cũng có đời sống tình cảm.

– Càng yêu quý mèo thì càng căm giận bọn bất lương chuyên bắt trộm mèo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang