cach-thuc-xay-dung-doan-van-nghi-luan

Cách viết một đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh.

Cách thức xây dựng đoạn văn nghị luận.

1. Những kiến thức cần huy động.

– Phương thức biểu đạt, vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt.(miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận…)

– Các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ; sự kết hợp các thao tác lập luận.

– Xây dụng bố cục đoạn văn nghị luận (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)

– Lựa chọn cách thức diễn đạt trong văn nghị luận.

– Cách dùng từ ngữ: Lựa chọn từ ngữ chính xác phù hợp với vấn đề nghị luận, tránh dùng từ lạc
phong cách hoặc từ ngữ sáo rỗng, cầu kì. Kết hợp sử dụng các phép tu từ và một số từ ngữ mang tính biểu cảm.

– Cách kết hợp các kiểu câu: Kết hợp một số kiểu câu để tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc. Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu nhấn mạnh cảm xúc.

– Lựa chọn các kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, theo mục đích nói.

– Lựa chọn các phương tiện, các phép liên kết câu …

– Lựa chọn phong cách ngôn ngữ, các biện pháp tu từ …

– Huy động kiến thức Văn học và kiến thức trong đời sống.

2. Các bước tiến hành viết đoạn văn nghị luận (tổng – phân – hợp)

– Bước 1: Xác định cách thức triển khai đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng- phân – hợp

– Bước 2: Xác định chủ đề của đoạn văn và xây dựng kết cấu đoạn văn:

  • Xác định chủ đề của đoạn văn:

– Căn cứ vào gợi ý từ câu hỏi.

– Căn cứ vào nội dung đoạn trích phần đọc – hiểu.

  • Xây dựng kết cấu đoạn văn:

+ Phần mở đoạn: Khái quát nội dung, nêu được chủ đề.

+ Phần thân đoạn: Triển khai làm rõ chủ đề

  • Giải thích.
  • Bàn luận.
  • Mở rộng.
  • Bài học nhận thức và hành động.

+ Phần kết đoạn: Đánh giá về vấn đề

– Bước 3: Viết đoạn văn.

– Bước 4: Đọc lại và sửa chữa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang