Cách viết phần giải thích trong bài văn nghị luận xã hội
Giải thích là bước đầu tiên cần phải thực hiện trong phần thân bài của bài văn nghị luận. Mục đích của phần giải thích là làm rõ các khái niệm, ý nghĩa của sự vật, sự việc, hiện tượng, giúp người đọc thấu rõ vấn đề cần bàn luận. Phần giải thích còn giúp người đọc có định hướng đúng đắn hki tiếp cận vấn đề nghị luận.
– Nếụ đề cho là một chủ đề, một hiện tượng hãy giải thích trực tiếp chủ đề, hiện tượng đó.
– Nếu đề cho một câu nói, câu thơ, cần bám sát từ ngữ trong câu nói đế giải thích. Sau đó đưa ra ý nghĩa khái quát của cả bài.
– Nếu đề là một câu chuyện, cần giải thích những chi tiết, từ ngữ quan trọng, rồi nêu ý nghĩa câu chuyện.
Ví dụ:
Đề 1: Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưg không được cúi đầu trước giông tố” (Trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm)
Giải thích:
Giông tố là những biến chuyển dữ dội, khốc liệt của tự nhiên. Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan, đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội đến với chúng ta trong cuộc sống.
Cúi đầu nghĩa là chấp nhận đàu hàng, bị khuất phục.
Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng khó khăn, thử thách, gian nan mà phải vượt lên đi đến chiến thắng cuối cùng.
Đề 1:
Hai biển hồ
“Người ta ảo ở Paletxtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống vào cũng bị bệnh. Ai ai cũng ko muốn sống gần đỏ.
Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tươi tốt nhờ nguồn nước này.
Nhưng điêu kì lạ là hai biển hồ đều được đón nhận nguồn nước từ sống Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch. Nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
Một định lí trọng cuộc sống mà ai cũng đồng tinh: một ánh lửa chia sẻ là ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chi biết giữ riêng cho mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong biển chết”
(Trích “Bàị học làm người”– nhà xuất bản giáo dục)
Câu chuyền hai biển hồ đã cho anh chỉ bài học ý nghĩa nào trong cuốc sống?
Giải thích:
Phân tích câu chuyện để rút ra ý nghĩa:
Nghĩa cụ thể: Biển chết do vị trí hồ không thuận lợi, xung quanh ko có kênh rạch, lối thoát, nồng độ muối quá cao, không sinh vật nào sống được. Bởi thế, Biển chết trở nên hoang vu, thiếu sự sống. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước của sông Jordan, nhưng từ đó nước tràn qua các hồ nhỏ, sông lạch xung quanh. Bởi thế nước hồ luôn trong sạch và mang lại sự sống.
Nghĩa biểu tượng: Trong cuộc sống hằng ngày, con người có những mối quan hẹ, những giao tiếp, những sinh hạot với mọi người xung quanh. Xã hội sẽ tồn tại, cuộc sống mỗi người được duy trì chính nhờ quá trình giao tiếp này.
Phát biểu suy nghĩ về bài học: Câu chuyện đem lại bài học có ý nghĩa về Cho và nhận. Biển chết như một biểu tượng cho loại người ích kỉ, thiếu lòng vị tha, nhân hậu, chỉ biết sống cho riêng mình, biết nhận mà không có cho. Cuộc sống như thế chỉ là tồn tại vô nghĩa. Biển Galile là biểu tượng cho những người sống vì người khác, mở rộng tấm lòng cho và nhận, nhờ thế luôn được sống cuộc sống có ý nghĩa, chan hòa và có ích với xung quanh
Nhận thức: Chính cách nhìn và thái độ sống đã chi phối hoàn cảnh sống, tác động đến các mối quan hệ với xung quanh, làm cho nó xấu đi và trở nên tốt đẹp hơn
Bài hoc: cuộc sống cần có sự đồng cảm chia sẻ, có cho và nhận. Đây không chì là một thái độ sống cần có để duy trì cuộc sống mà còn là một thái độ sống nhân văn, mang ý nghĩa cao đẹp cùa xã hội con người
Đề 3: “Giira một vùng sỏi đá khô cằn, bông hoa dại vẫn mọc lên những bông hoa thật đẹp”. Phát biểu suy nghĩ của anh chị về vấn đề được gợi ra từ hiện tượng trên
Giải thích:
a. Nghĩa đen:
“Vùng sỏi đá khô cằn” là vùng đất xấu, bạc màu, thiếu sức sống. “Bông hoa dại” là hình ảnh của thiên nhiên tươi xanh. Dù môi trường có khắc nghiệt, sự sống vẫn xuất hiện nhờ sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp nội tại của cây cối.
b. Nghĩa bóng:
Bông hoa cúc dại là biểu hiện của sức sống phi thường, là ý chí vượt lên nghịch cảnh. Dù hoàn cành sống có khó khăn, khốc liệt, sự sống vẫn xuất hiện, cái đẹp vẫn hiện hữu quanh ta.
Bình luận, chứng minh:
– Vươn lên nghịch cảnh để làm nên sự sống đó là một quy luật của tự nhiên và cuộc sống. Nhưng quy luật ấy chỉ trở thành hiện thực khi con người có nghị lực và sức mạnh vươn lên chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng bản thân.
– Môi trường sống khắc nghiệt vừa là khó khăn, vừa là thử thách để con người tự khẳng định mình và vững vàng hơn trước phong ba của cuộc đời.
– Những thành công mà con người đạt được trong nỗ lực có giá trị cao. Vì nó là kết quả của sự cố gắng phi thường ,của sự vươn lẻn ko mệt mỏi.
– Vẻ đẹp của mọi sự cống hiến, thành công đều quý giá. Nhưng thành công của những người luôn vươn lên nghịch cảnh lại càng có ý nghĩa hơn bởi đó là những chùm hoa thật đẹp, là những “chùm hoa trên đá” theo cách nói của Chế Lan viên
Bài hoc:
– Người biết chiến thắng bản thân, vươn lên khỏi nghịch cảnh là người đáng được ngưỡng mộ, yêu quý. Họ là niềm tự hào, là động lực của tất cả chúng ta.
– Có sức mạnh động viên rất lớn, có tác dụng cảnh tỉnh những ai buông xuôi trước số phận
– Cần vun đắp niềm tin vào cuộc sống.
Đề 4: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho cuộc đời tàn lụi ngay từ khi đang sống”. Anh chị có ý kiến gì về ý kiến trên.
Giải thích:
– Cái chết: là cái chết về mặt vật chất, thể xác.
– Tâm hồn tàn lụi: cái chết vè tinh thần (không biết cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống, không biết chia sẻ….), từ đó dẫn đến những ý nghĩ đen tối, hành động sai lầm
=> để tâm hồn tàn lụi chính là mất mát lớn nhất của cuộc đời con người
Bình luận và chứng minh:
Tại sao để tâm hồn tàn lụi lạl là mất mát lớn nhất?
– Con người có đờl sống tinh thần và vật chất
– Cái chết là mất mát rất lớn, nhưng chỉ là mất đi về thế xác theo một quy luật tất yếu. Cái chết về tinh thần là mất đi toàn bộ ý nghĩa cuộc sống của con người bởi đời sống tâm hôn tàn lụi ko chỉ gây tốn hại cho chính bàn thân mà còn gây đau khố cho những người xung quanh, làm cho xã hội tẻ nhạt, tầm thường, thâm chí nguy hiếm.
– Ngược lại, người có tâm hòn sống đẹp sẽ trở nên có ý nghĩa với mình, với xã hộl, và những tấm gương cao quý ấy sẽ bất tử với cuộc đời (chứng minh bằng những tấm gương sống đẹp trong lịch sử, trong thực tế, văn học)
Rút ra bài hoc
Câu nói rất sâu sắc với bân thân và mọi người. Cần rèn luyện đời sống tâm hồn mọi lúc, mọi nơi, từ những việc nhỏ cho đến việc lớn đế cuộc sống thật sự có ý nghĩa và có giá trị.