cai-toi-tru-tinh-trong-doan-tho-nhung-duong-viet-bac-cua-ta-viet-bac-to-huu

Cái tôi trữ tình trong đoạn thơ: Những đường Việt Bắc của ta… (Việt Bắc – Tố Hữu)

Cảm nhận cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:

Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu – Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 112)

Từ đó liên hệ với đoạn sau để nêu nhận xét về sự vận động và phát triển của cái tôi trữ tình Tố Hữu qua 2 đoạn thơ:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

(Trích Từ ấy, Tố Hữu – Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 43)


Hướng dẫn làm bài:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận:

– Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam với phong cách thơ trữ tình – chính trị, mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng dân tộc đậm đà.

– Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường cách mạng của dân tộc. Từ ấy và Việt Bắc là hai bài thơ tiêu biểu.

– Hai đoạn trích nói riêng và hai bài thơ nói chung thể hiện sự vận động và phát triển cái tôi trữ tình của Tố Hữu.

2. Giải thích cái tôi trữ tình:

– Là tâm trạng, cảm xúc, cảm nhận riêng của nhà thơ về cuộc sống…

3. Cảm nhận về cái tôi trữ tình trong đoạn thơ ở bài Việt Bắc:

a. Cái tôi hóa thân thành cái ta, hội tụ sức mạnh lớn lao của cả dân tộc…

b. Cái tôi nhân danh Việt Bắc – trung tâm của kháng chiến, đầu não của cách mạng, trái tim của dân tộc với khí thế ra trận hào hùng sôi nổi; với niềm hãnh diện, tự hào, tin tưởng vào chiến thắng…

c. Cái tôi mang tầm vóc sử thi và cảm hứng lãng mạn với cách sử dụng nhuần nhuyễn các từ láy, các biện pháp tu từ…

4. Liên hệ với cái tôi trữ tình trong đoạn thơ ở bài Từ ấy:

a. Là cái tôi tự nguyện gắn bó với quần chúng lao khổ, với cuộc đời rộng lớn, với đất nước, nhân dân…

b. Là cái tôi khát khao được cống hiến hết mình cho lí tưởng, thể hiện ý thức trách nhiệm của người chiến sĩ…

c. Là cái tôi nhận thức sâu sắc về sức mạnh của khối đoàn kết…

d. Là cái tôi đầy háo hức, trẻ trung, sôi nổi, say sưa, chân thành: cách sử dụng phép điệp; từ ngữ giàu ý nghĩa và sắc thái biểu cảm…

5. Nhận xét về sự vận động của cái tôi nhà thơ Tố Hữu:

a. Từ Từ ấy đến Việt Bắc thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ của cái tôi trữ tình song hành với bước chuyển của cách mạng Việt Nam.

b. Từ cái tôi của một trí thức yêu nước say mê, hạnh phúc khi bắt gặp lí tưởng Đảng trong Từ ấy phát triển thành cái ta nhân danh cách mạng và dân tộc lớn lao, cao đẹp trong Việt Bắc; đó là sự chuyển biến từ nhận thức lí thuyết đến trải nghiệm thực tế trong hành trình cách mạng của người chiến sĩ.

c. Hai đoạn thơ nói riêng, hai bài thơ nói chung nồng nàn hơi thở của thời đại và tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang