Cảm nhân đoạn thơ: Bây giờ trâm gãy gương tan… (Trích Trao duyên)
Trong đoạn trích Trao duyên, Nguyễn Du đã diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều khi đối diện với thực tại tình yêu tan vỡ và nhớ đến chàng Kim.
“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
(Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập hai, trang 105, NXB Giáo dục, 2010)
Hướng dẫn làm bài:
- Mở bài:
Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, về đoạn trích.
- Thân bài:
– Khi đã hoàn thành việc trao gửi, thậm chí cả những hình dung cho chuyện hậu sự. Giờ là lúc Thúy Kiều trở về với chính mình trong thực tại. Đây là đoạn thơ độc thoại nội tâm của Kiều. Cảm xúc của nhân vật đạt tới cao trào, bi kịch của thân phận và tình yêu đẩy tới đỉnh điểm. Và vẻ đẹp nhân cách của Kiều cũng được bộc lộ đầy đủ nhất.
– Thúy Kiều như quên hẳn em ở trước mặt. Nàng tột cùng đau đớn khi đối diện với thực tại phũ phàng “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi”. Càng xót xa hơn khi cái hiện hữu “bây giờ” ấy được đặt trong nỗi nhớ “muôn vàn ái ân” ngày xưa.
– Nàng hướng về Kim Trọng: Các thán từ “ôi”, “ỡi” cùng các câu cảm thán, nhịp thơ 3/3… đã diễn tả nỗi đau đớn, tuyệt vọng của Kiều. Nàng tự trách, tự lên án mình đã phụ bạc người yêu. Nàng buộc tất cả tội lỗi cho mình. Nàng tạ tội với chàng Kim “trăm nghìn gửi lạy” Đoạn thơ là một tiếng nấc ngẹn ngào, tiếng kêu oán thán đầy xót xa, đau đớn, tuyệt vọng của nàng Kiều
– Đoạn thơ cho thấy thái độ thiết tha của Kiều đối với tình yêu. Mặc dù đã trao duyên cho em nhưng Thúy Kiều vẫn không thôi tha thiết với tình yêu. Tuy nhờ Thúy Vân trả nghĩa nhưng tình yêu sâu sắc, mãnh liệt của Kiều lại khiến nàng đau đớn, than thân, xót xa chứ không hề thanh thản. Thúy Kiều là con người của tình yêu chung thủy, sâu sắc. Con người của khát vọng tự nhiên, trần thế. Ta trân trọng nàng Kiều còn bởi vẻ đẹp của lòng vị tha, đức hy sinh, luôn sống vì người khác. Đặc biệt trong tình yêu nàng không chỉ vì hạnh phúc của mình mà còn vì hạnh phúc của người mình yêu.
– Đặc sắc nghệ thuật: Sự tài tình, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: từ đối thoại sang độc thoại nội tâm. Bằng hình thức này, tác giả đã để cho nhân vật tự bộc lộ, phơi bày tâm tư, tình cảm, khát vọng, sâu kín của mình. Sự điêu luyện, tinh xảo trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ (bác học, dân gian). Khả năng sử dụng linh hoạt, sáng tạo thể thơ lục bát…
- Nhận xét:
– Đoạn thơ cho thấy tấm lòng của nhà văn Nguyễn Du dành cho nhân vật: đó là sự thấu hiểu đời sống tâm lí con người; nhà thơ có sự đồng cảm sâu sắc với nhân vật, nhập thân vào nhân vật, sống nỗi niềm, bi kịch của nhân vật. Đặc biệt, đoạn thơ thể hiện sự đồng tình của tác giả Nguyễn Du với khát vọng tình yêu trần thế, tự nhiên của nhân vật (nét mới mẻ trong cảm hứng nhân đạo của Truyện Kiều).
- Kết bài:
Thông qua hành động trao duyên và tâm trạng đớn đau, tuyệt vọng của nhân vật Thúy Kiều, tác giả thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp nhân cách nàng Kiều và gián tiếp lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sông, quyền hạnh phúc của con người. Đó là giá trị nhân đạo đặc sắc trong tác phẩm.
- Thuyết minh tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều
- Cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Cảm nhận 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao Duyên” (trích Truyện Kiều của Nguyên Du