cam-nhan-hinh-anh-con-co-trong-ca-dao

Cảm nhận hình ảnh con cò trong ca dao.

Cảm nhận hình ảnh con cò trong ca dao.

  • Mở bài:

Ca dao có nhiều biểu tượng nghệ thuật như: cái cầu, thuyền và bến, dòng sông, cây tre, cây đa, bến nước, cái bống, con cò …những biểu tượng này xuất phát từ cuộc sônga dân dã của người dân lao động Việt Nam. Hình ảnh con cò gần gũi, thân thuộc, hiền lành và cần mẫn, gắn bó với làng quê, với người dân lao động, gắn bó với tuổi thơ qua lời ru của bà, của mẹ.

  • Thân bài:

Con cò là biểu tượng của hình ảnh của quê hương: hình ảnh cánh cò trắng muốt, nhẹ nhàng bay trên sóng lúa xanh, trên bãi mía nương dâu…tô điểm một vẻ đẹp thanh bình cho làng quê yêu dấu:

“Con cò bay lả bay la…”

Con cò là biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người dân.

“Con cò đi đón cơn mưa…”

Hình ảnh con cò tượng trưng cho tấm lòng người mẹ lam lũ kiếm ăn nuôi con, giàu đức hy sinh:

“Con cò mà đi ăn đêm…”

Tượng trưng cho nỗi vất vả của người nông dân : “Trời mưa quả dưa vẹo vọ…”

Hình ảnh con cò trong dân ca hát đối đáp mặn nồng bay bổng:

“Một đàn cò trắng bay tung
Bên nam bên nữ ta cùng hát lên”

Hình ảnh đàn cò trắng tượngcho sự đoàn tụ, sum họp:

“Một dàn cò trắng bay quanh
Cho Loan nhớ Phượng, cho mình nhớ ta”

Hình ảnh con cò với những con chim đồng loại như vạc, bồ nông…là những loài chim phải đi kiếm ăn ngày đêm trên một đồng bãi,đều có một tình bạn cay đắng, ngọt bùi cùng chia sẻ:

“Cái cò, cái vạc, cái nông
Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca”

Cuộc đời cò có nhiều lận đận, vất vả, nhiều tai hoạ, số phận cò có gì khác số phận người nông dân xưa:

“Cái cò, cái vạc, cái nông
Ba con cùng béo vặt lông cái nào”

“Con cò chết tối hôm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng thuê trống thuê kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau răm
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò”

Có những bài ca trào phúng mượn h/ả con cò để chế giễu những thói hư tật xấu trongnhân dân:

“Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai?…

Tóm lại: Con cò trong ca dao là 1 trong những h/ả thân thuộc, sống động gắn bó với tâm hồn nhân dân ta. Đồng lúa màu xanh, sắc cò trắng muốt, nhà nông cần mẫn, con cò hiền lành đáng yêu đã in dấu đậm  đà trong tâm hồn mỗi người dân đất Việt.

  • Kết bài:

– Hình ảnh con cò trở thành biểu tượng tinh thần người Việt. Cánh cò thấm đượm tình dân tộc, đậm đà sắc thái dân gian lưu truyền trong thơ ca Việt nam.

– Những bài ca dao nói về con cò đã kết tinh lòng yêu quê hương đất nước, tình thân ái giữa con người. Cánh cò sẽ mãi mãi trong tâm hồn người Việt chúng ta.

1 bình luận trong “Cảm nhận hình ảnh con cò trong ca dao.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang