cam-nhan-ve-dep-nguoi-anh-hung-qua-hoi-thu-14-trong-hoang-le-nhat-thong-chi-va-doan-trich-luc-van-tien

Cảm nhận vẻ đẹp người anh hùng qua Hồi thứ 14 trong Hoàng Lê nhất thống chí và đoạn trích Lục Vân Tiên

Cảm nhận vẻ đẹp người anh hùng qua Hồi thứ 14 (trích Hoàng Lê nhất thống chí) và đoạn trích Lục Vân Tiên

  • Mở bài:

Quang Trung và Lục Vân Tiên, một là nhân vật có thật trong lịch sử, một là nhân vật hư cấu nhưng họ đều là những người anh hùng đáng ngưỡng mộ và là nơi gửi gắm ước mơ của nhân dân lao động về một vị anh hùng xuất thế. Nếu Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng dân tộc tràn đầy nhiệt huyết yêu nước trong hoàn cảnh đất nước có ngoại xâm thì Lục Vân Tiên là người anh hùng của nhân dân trong cuộc đời thường với tinh thần nghĩa hiệp cao cả.

  • Thân bài:

1. Nhân vật người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ:

Quang Trung, người anh hùng dân tộc tràn đầy nhiệt huyết cứu nước, có đẩy đủ những phẩm chất cần thiết để trở thành một lãnh tụ, linh hồn của cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại: quyết đoán, mạnh mẽ; trí tuệ sáng suốt nhạy bén; quyết tâm cao cả, tự tin; có tài dụng binh như thần; oai phong lẫm liệt trong chiến trận.

Một con người hết lòng yêu nước: Trước tình cảnh nhân dân khổ sờ vì triều đình nhiễu nhương, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cùng hai người anh em của minh đã tiến hành cuộc khởi nghĩa nông dân, dẹp yên thế lực của chúa Trịnh. Khi nhận được tin quân Thanh đã kéo vào xâm phạm cõi bờ đất nước, Nguyễn Huệ “giận lắm, định thân chinh cầm quân đi ngay”. Cái cảm xúc sục sôi “giận lắm”, cái ý muốn mạnh mẽ “thân chinh cầm quân đi ngay” chỉ có thể bắt nguồn từ một trái tim đầy nhiệt tình cứu nước, cứu dân. Lời phủ dụ cua Nguyễn Huệ trước quân lính tràn đầy một niềm tự hào về truyền thống lịch sử giữ nước của dân tộc, đồng thời cũng cho thấy mục đích cua việc tiền quân: “không nờ nhìn chúng – quân Thanh làm điều tàn bạo”.

Một con người quyết đoán, mạnh mẽ: Đoạn trích đã khắc họa hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ như một con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán trong mọi tiìh huống. Ở hoàn cảnh nào, nhân vật cũng rất quả quyết, xông xáo, hành động nhanh gọn, có chủ đích. Vừa nghe tin giặc đã tràn vào Thăng Long, chiếm cứ được cả một vùng rộng lớn, Nguyễn Huệ chẳng chút e dè, nao núng, nhanh chóng hoạch định kế hoạch đánh giặc. Chỉ trong vòng một tháng (từ 24 tháng 11 đến 30 tháng Chạp), Nguyễn Huệ đã làm được biết bao nhiêu việc, mà lại toàn là những việc lớn: tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng đe, mang đại binh ra Bắc, gặp gỡ La Sơn Phu Tử Nguyền Thiếp để xin ý kiến, tuyển mộ binh sĩ, duyệt binh, phủ dụ quân lính, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với giặc sau chiến thắng. Mọi việc được ông tiến hành nhanh chóng, gọn gàng, dứt khoát và hiệu quả.

Một con người nhạy bén, có trí tuệ sáng suốt: Nguyễn Huệ có tài nhìn người và dùng người. Khi đến Tam Điệp, Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân ra đón và xin chịu tội, Nguyễn Huệ đã xử trí có lí, có tinh. Lời Nguyễn Huệ nói với các tướng trong đoạn này cho thây ông hiểu rõ điểm mạnh, yếu của các tướng sĩ dưới quyền, đồng thời khen, trách đúng người, đúng việc: “…Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dùng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đen như việc tùy cơ ứng biến thì không có tài. Cho nên ta để Ngô Thì Nhậm ờ lại đấy với các ngươi chính là lo về điều đỏ… Các ngươi đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thi làm cho giặc kiêu căng, kế ấy là rất đúng. Khi mới nghe nói, ta đă đoản là do Ngô Thì Nhậm chủ mưu, sau hỏi Văn Tuyết thì quả đúng như vậy.”

Trí tuệ sáng suốt của vua Quang Trung thể hiện trong việc phân tích tình hình thời cuộc và tương quân ta và quân giặc. Trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An, vua khảng định chủ quyền dân tộc (đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị), vạch rõ dã tâm của giặc (người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác…mưu đồ lấy nước ta đặt làm quận huyện…), nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực chống giặc; đồng thời đưa ra kỉ luật nghiêm minh (chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai…). Lời phủ dụ như một bài hịch ngắn nhưng đầy sức mạnh, có tác dụng kích thích lòng quân, khơi gợi truyền thống quật cường của dân tộc.

Một người có ý chí quyết thẳng và tầm nhìn xa rộng: mới khởi binh, chưa thật sự giao chiến trận nào, chưa giành lại được một tấc đất, vậy mà vua Quang Trung tuyên bố chắc như đinh đóng cột: “…phương lược tiến đánh đã có sẵn, chi trong mươi ngày là có thể đuổi được người Thanh”. Vua còn tính cả kế sách ngoại giao với giặc sau chiến thẳng để có thể “dẹp yên việc binh đao…, cho ta được yên ôn mà nuôi dường lực lượng.”

Một vị lãnh đạo có tài dụng binh như thần: Cuộc hành quan và chiến thẳng thần tốc cùa quân Tây Sơn khiến ta kinh ngạc. Ngày 25 tháng Chạp xuất quân ờ Phú Xuân, ngày 29 đã tới Nghệ An, cách Phú Xuân đến 350 km, lại là đường núi đèo hiểm trở. Đến Nghệ An, vừa tuyến quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh, chỉ trong vòng một ngày. Hôm sau tiến quan ra Tam Điệp và đêm 30 tháng Chạp, từ Tam Điệp (cách Nghệ An 150 km) lập tức lên đường ra Thăng Long. Vừa hành quân (đi bộ), vừa đánh giặc mà vua định kể hoạch là chỉ trong vòng 7 ngày sẽ dẹp yên được quân Thanh. Hơn thế nữa, thực tế, đến mùng 5 đà vào đánh thành Thăng Long, nghĩa là sớm hơn kế hoạch 2 ngày. Hành quân xa và liên tục mà quân lính không những không mệt mỏi, rã rời, ngược lại đội ngũ vãn chỉnh tề và đánh thắng giặc. Nếu không có cái tài của người cầm quân thì không thể có được điều đó.

Một vị anh hùng lầm liệt trong chiến trận: Vua Quang Trung không phải chỉ thân chinh cầm quân trên danh nghĩa, vua thật sự là một tổng chi huy. Là người hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, vua đồng thời cũng tự mình thống lĩnh một mùi tiến công, cười voi đốc thúc, xông pha trận mạc dưới làn tên, mũi đạn. Dưới sự lành đạo tài tinh của vua, quân tây Sơn đã đánh những trận thật đẹp, thật oai hùng và giành chiến thắng áp đảo khiến cho giặc ai nấy phải rụng rời, sợ hãi xin hàng hoặc bò chạy tán loạn. Trong trận Ngọc Hồi, giữa cánh khỏi tỏa mù trời, cách gang tấc không nhìn thây mặt. Nổi bật hình ảnh nhà vua cưỡi voi đốc thúc, điều khiến binh sĩ. Hình ảnh ấy thật hào hùng, lẫm liệt.

2. Hình ảnh người anh hùng lục Vân Tiên:

Nếu Quang Trung là hình ảnh người anh hùng dân tộc trong cảnh đất nước có ngoại xâm thì Lục Vân Tiên chính là mẫu hình mà nhân dân ao ước hiện hữu trong cuộc đời thường. Chàng thanh niên khôi ngô ấy mang trong người dòng máu anh hùng nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy, trọng nghĩa khinh tài.

Là một người anh hùng bất chấp hiểm nguy, cứu người trong hoạn nạn, khuất phục kẻ bạo cường: Ngay trước đoạn trích này là cảnh Vân Tiên thấy nhân dân khốn khổ vì bọn cướp Phong Lai đang hoành hành, họ đang phải dắt díu nhau “Đều đem nhau chạy vào rừng, lên non” tránh cướp. Và mọi người khuyên chàng không nên dự vào, chuốc lấy nguy hiểm. Thế mà, Vân Tiên, một mình, tay không, đã dũng cảm chống lại bọn cướp đường hung dữ, đầy đủ gươm giáo, “thanh thế lẫy lừng”, “người đều sợ nó có tài không đương”:

Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy, tìm đàng chạy vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ!
“Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

Vũ khí của chàng lúc bây giờ chỉ là một cành cây bẻ vội làm gậy. Chiếc gậy là vũ khí quá thô sơ trước một đảng cướp khét tiếng. Nhưng vũ khí đó càng làm nổi bật tinh thần trừ gian diệt bạo, cứu người cô thế của Vân Tiên.

Cách đánh cướp của Vân Tiên quang minh, chính đại như các anh hùng hào hán: gọi tên, trách măng tên cướp hung bạo, làm cho tên cướp điên cuồng, hùng hổ kêu quân vây bủa “Phong Lai mặt đỏ phừng phừng… Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng”.

Trước tình thế đó, chàng vẫn bình tình, không hề run sợ, thể hiện rồ bản lĩnh của người anh hùng. Một mình chàng tả đột hữu xông (đánh mọi phía), tung hoành trong trận đánh, cho thấy rõ tài nghệ phi thường. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh thật đẹp, vẻ đẹp của người dũng tướng theo phong cách văn chương thời xưa. Nguyền Đình Chiểu yêu mến so sánh chàng với Triệu Tử Long, chàng anh hùng trẻ tuổi trong truyện Tam Quốc mà hầu hết người Nam Bộ nào cũng mến phục:

Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương giang.

Ta không thể nào quên được hành động đánh cướp cao cả đó bởi nó không những thể hiện một tính cách anh hùng dũng cảm, một tài năng, khí phách lớn mà cao hơn còn là tẩm lòng vi nghĩa quên mình của chàng Lục Vân Tiên, cái tài của bậc anh hùng hảo hán và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng quân cướp tàn bạo.Trận đánh đã kết thúc nhanh chóng đến bất ngờ như trong truyện cổ tích:

Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng lập tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.

Điều đó một lân nữa khẳng định tài năng tài giỏi của Lục Vân Tiên. Nhưng cao hơn là thể hiện khát vọng cùa nhản dân, là niềm tin của nhân dãn về cải thiện. Con người và việc làm tốt, dù trải qua khó khăn nhưng cuối cùng vẫn sáng ngời và chiến thắng. Đó là ước mơ tác giả gửi gắm vào Lục Vân Tiên.

Một người quân tử đúng mực, ân cần, trọng nghĩa khinh tài, không tham quyền quý: Khi dẹp xong lũ cướp bạo tàn hung ác, biết là người bị nạn chưa sợ, chưa hết hoảng hốt, Lục Vân Tiên liền động viên tìm cách an ủi và ân cần hỏi han:

Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,
Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”

Hành động đó của chàng thể hiện tấm lòng nhân hậu, thương người. Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên vội gạt đi ngay. Ở đây có phần câu lệ của lệ giáo phong kiến nhưng chủ yếu là do đức tính khiêm nhường của Vân Tiên “làm ơn há dễ trong người trả ơn”. Cảm động trước hành động cao đẹp của Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga tha thiết mời chàng về nhà để tạ ơn. Nhưng đáp lại, “Vân Tiên nghe nói liên cười” rồi nhẹ nhàng từ chối. Nụ cười của Vân Tiên là nụ cười của người anh hùng: hồn nhiên vô tư không vụ lợi, nụ cười của người làm việc nghĩa, vì lẽ phải công bàng của đời và xuất phát từ tẩm lòng. Chàng không muốn nhận cái lạy tạ ơn của hai cô gái, từ chối lời mời thăm nhà của Kiều Nguyệt Nga, từ chối những chiếc trâm vàng của nàng, chỉ cùng nhau xướng họa một bài thơ rồi thanh thản ra đi không hề vấn vương.

Dường như đối với Lục Vân Tiên làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không xem đó là một công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của bậc anh hùng hảo hán đương thời: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng giả; lầm nguy bất cứu mạc anh hùng”.

  • Kết bài:

Với quan điểm lịch sử đúng đắn vả niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thật, sinh động hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công đại phá quân Thanh. Hình ảnh người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ từ đó trở thành biểu tượng cho dân tộc anh hùng. Trong khi đó, những phẩm chất cao đẹp của Lục Vân Tiên là tấm gương sáng về đạo đức nhân cách. Nhưng điều khiến cho nhân vật này sống mài trong lòng nhân dân chính là phương châm sống cao quý của chàng, đó lả sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư dù phải chịu hi sinh thiệt thòi về mình. Nhân vật Lục Vân Tiên là hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang