Cảm nhận vẻ đẹp phẩm chất và số phận nghiệt ngã của nhân vật Vũ Nương
- Mở bài
Truyền kì mạn lục là tác phẩm xuát sắc của Nguyễn Dữ. Lấy cảm hứng từ những câu chuyện hoang đường được lưu truyền trong nhân gian, nhà văn kí thác vào đó tấm lòng bênh vực và yêu thương con người. Chuyện người con gái Nam Xương là thiên truyện thứ 16 và là thiên truyện nổi bậc nhất trong 20 thien truyện của tập truyện này. Nhân vật Vũ Nương người con gái có phẩm chất tốt đẹp nhưng phải gánh chịu cuộc đời đầy bất hạnh, nghiệt ngã làm lay động bao thế hệ người đọc từ xưa đến nay.
- Thân bài:
1. Phẩm chất tốt đẹp, cao quý của nhân vật Vũ Nương.
– Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Xuất thân trong một gia đình nghèo, nhưng ở cô vẫn ánh lên bởi những phẩm chất cao quý mà không thấp hèn. Dù được gả vào một gia đình giàu có, nhưng không vì thế mà cô ham giàu sang, phú quý. Cuộc sống của cô trước và sau khi về nhà chồng vẫn thế, vẫn chăm chỉ làm lụng để không làm phụ lòng ai. Ai ai cũng đều yêu mến cô, ngay cả với mẹ chồng.
+ Trước hết, nàng là một người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Tuy không phải là người con gái đẹp nghiêng nước nghiêng thành nhưng có thể nói, qua vài lời miêu tả của tác giả, ta cũng nhận thấy được sắc đẹp đàm thắm, dịu dàng của Vũ Nương.
+ Nàng là người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng. Lấy chồng chẳng được bao lâu thì cô nghe tin chồng phải đi lính. Đây là tình huống đầu tiên mà tác giả đặt ra thử thách đối với cô. Không ham giàu sang phú quý, cô chỉ có một mong muốn nhỏ nhoi là được sống hạnh phúc bên gia đình. Khác hẳn với những người phụ nữ, mong muốn chồng đi lính để có thể thăng quan, tiến chức, nhưng Vũ Nương lại không muốn chồng ra chiến trường vì lo lắng cho an nguy của chồng. Lối nói ước lệ: “Nhìn trăng soi …đất thú” để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ luôn lo lắng cho phu quân của mình. Đi lính ra chiến trường thì lành ít dữ nhiều. Ở đây, vẻ đẹp của Vũ Nương được ánh lên thông qua một tâm hồn trong sáng, không quen công danh, một người chỉ luôn hướng về chồng, lo lắng cho chồng và hết mực yêu thương.
+ Nàng là người con dâu hiếu thảo hiếm có. Không chỉ đối với chồng, ngay cả đối với mẹ chồng cô cũng thực hiện tốt nghĩa vụ của một người con dâu, thay chồng chăm sóc mẹ, không để mẹ phàn nàn dù chỉ một tiếng. Cô coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và khi mẹ mất thì hết lời thương xót, ma chay tử tế như đối với mẹ đẻ của mình. Cô là một người con dâu hiếu thảo, hiếm có.
+ Đáng quý hơn tất cả, nàng là một người mẹ đảm đang, mẫu mực, chăm con, dạy con chu toàn, tươm tất. Khi chồng ra chiến trường, mẹ chồng thì mất, một mình Vũ Nương chăm lo, quán xuyến hết việc trong gia đình. Cô vừa là cha, vừa là mẹ của con. Luôn chỉ dạy những điều hay lẽ phải cho con. Người mẹ thương con hết mực:bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé
+ Nàng là người phụ nữ trọng tình trọng nghĩa, đề cao nhân phẩm, tiết hạnh. Khi bị chồng nghi oan, dù đã hết lời giải bày nhuqng chòng vẫn không nghe. Không thể chịu tiếng đời nhuốc nhơ, nàng đã chọn lấy cái chết để minh chứng cho nhân phẩm tốt đẹp, khí tiết thanh cao của mình.
2. Số phận bất hạnh, nghiệt ngã của Vũ Nương.
– Vũ Nương là con nhà nghèo, lấy chồng nhà giàu nên có sự bất bình đẳng ngay từ ban đầu khiến cho cuộc hôn nhân của nàng ẩn chứa nhiều rủi ro.
– Chồng nàng, trương Sinh vốn là người có tính đã nghi, ghen tuông mù quá. Tuy nhà giàu nhưng thất học, tính cách hồ đồ, vũ phu. Biết rõ điều đó, nàng lúc nào cũng biết giữ gìn khuôn phép, chưa lúc nào gia đình bất hòa nhưng không khí và cuộc sống gia đình rất nặng nề.
– Cuộc chiến tranh chính là phép thử tàn nhẫn hạnh phúc gia đình của Vũ Nương. Chồng đi lính, một mình nàng phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già, giữ gìn tiết hạnh trung trinh. Tất cả nàng đã hoàn thành rất tốt đẹp.
– Trong câu chuyện, một lần nữa tác giả đặt nhân vật vào trong một tình huống hay cũng chính là bi kịch của cuộc đời cô. Chi tiết cái bóng chính là chi tiết đã làm nên bi kịch của cuộc đời cô. Vì muốn con được yêu thương, không muốn con bị thiếu thốn tình cảm mà mỗi đêm, cô chỉ lên trên bức tường, nơi có cái bóng của mình và bảo con trai: “Đây chính là bố của con”. Vì muốn con có bố, tránh sự tổn thương hay cũng là chỗ dựa vững chắc của Vũ Nương rằng chồng vẫn luôn ở bên, để tránh khỏi mọi lo toan, mệt nhọc, mọi khoảng cách đều bị xóa nhòa. Vì muốn hạnh phúc, vì muốn con được có bố khi bố ra trận, vì muốn có chỗ dựa cho chính mình mà Vũ Nương đã bảo với đứa trẻ ngây dại cái bóng là bố của mình. Để rồi, khi người chồng trở về, do nghe lời con nhỏ mà đã đưa vợ mình vào bước đường cùng thảm khốc.
– Trương Sinh trở về mang theo mối hoài nghi lớn vì Trương vốn là kẻ đa nghi, chừng ấy năm xa cách đã khiến Trương trở thành kẻ mù quáng. Chỉ vì tin lời nói ngây thơ của con, Trương đã có lời lẽ nhục mạ và hành động phũ phàng, tàn bạo đối với nàng. Trong phút chốc phủ nhận toàn bộ công sức và đức hạnh của Vũ Nương. Dù cho nàng có giải bày, hàng xóm khuyên can cũng không thể khiến Trương Sinh động lòng thức tỉnh.
– Làm sao có thể tưởng tượng rằng, người phụ nữ luôn ngày đêm chờ ngóng chồng về, mong chồng về để gia đình trở nên hạnh phúc, thế mà giờ đây lại thành ra như vậy? Bao năm tháng qua, đến khi chồng về, cô sẽ có chỗ dựa vững chắc, để không phải một thân chăm sóc con. Vậy mà giờ thì sao đây?
– Bất lực trước thực tại, nàng đành lấy cái chết để minh chứng cho sự trong sạch của mình. Đó là một quyết định bột phát, nông nổi nhưng thiết nghĩ trong hoàn cảnh của nàng không thể có giải pháp nào toàn vẹn hơn. Cái chết để chứng minh sự trong sạch, để rửa oan và khẳng định danh tiết cho mình, cái chết để quên đi mọi thứ của thực tại. Nhưng nguyên nhân nào đã khiến cho một người luôn khao khát mãnh liệt sự sống, mưu cầu hạnh phúc phải chết? Là do cái ngây thơ của trẻ con, do cái thói ghen tuông mù quáng, do lễ giáo phong kiến hay do chiến tranh gây nên. Nhưng có lẽ, cái lối hành xử của Trương Sinh đem đến chính là sản phẩm của lễ giáo phong kiến gây ra.
– Ở chốn thủy cung, nàng ngày đêm mong nhớ quê nhà và gia đình nhưng âm dương cách biệt, lại thêm nghĩa tình đã đoạn tuyệt, nỗi oan tình vẫn còn đó nên nàng không trở về nhân gian. Nhờ có Phan Lang chuyển lời đến Trương Sinh, giúp Trương Sinh thấu rõ mọi điều, lập đàn giải oan cho nàng. Phút giây trở về nghẹn ngào xúc động không sao kể xiết. Nhưng nàng đã không ở lại nhân gian. Nàng quyết định từ bỏ thế gian bởi vì ở nơi ấy không còn chỗ để cho những nguwoif như nàng dung thân nữa.
– Nghệ thuật tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại một cách đặc sắc, kết hợp với yếu tố kì ảo hưu hư thực thực có lẽ là thành công nhất của nhà văn trong thiên truyện này.
– Không dừng lại ở đó, “Chuyện người con gái Nam Xương” còn mang một giá trị nhân đạo sâu sắc. Một tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo khi tác phẩm đó lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, hắc ám đã chà đạp lên số phận của con người bất hạnh, qua đó nhà văn thể hiện niềm cảm thương, sẻ chia sâu sắc trước những tấn bi kịch mà họ phải trải qua, đồng tình, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người nhân vật và chỉ ra cho họ một con đường giải thoát.
- Kết bài:
Nhân vật Vũ Nương chính là linh hồn của câu chuyện. Nhà văn đã thể hiện vẻ đẹp, phẩm chất của Vũ Nương thông qua việc thể hiện vẻ đẹp và phẩm chất trong sáng của cô. Qua việc miêu tả hình ảnh của nhân vật Vũ Nương nhằm nhận ra được tấn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một bi kịch không thể tránh khỏi mà thủ phạm gây ra cái chết oan ức cho cô… lại là chế độ phong kiến. Hơn thế nữa tác giả còn thể hiện cái nhìn đồng cảm, xót thương trước số phận của Vũ Nương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Với bút pháp miêu tả nhân vật sinh động, Chuyện người con gái Nam Xương đã khắc họa được nhân cách cao đẹp và số phận bi thảm của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, góp phần đưa Truyền kì mạn lục trở thành áng thiên cổ kì bút, một thiên tuyệt bút trong nền văn học trung đại Việt Nam từ xưa đến nay.
- Ý nghĩa những chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
- Phân tích vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ