can-dien-tap-nhu-the-nao-truoc-khi-chinh-thuc-thuyet-trinh-truoc-dam-dong

Cần diễn tập như thế nào trước khi chính thức thuyết trình trước đám đông?

Cần diễn tập như thế nào trước khi chính thức thuyết trình trước đám đông?

Hãy điềm đạm.

Điềm đạm là một đặc tính quan trọng đối với người tranh luận. Điềm đạm là cách bạn trình bàv và vượt qua bản thân với một thái độ trang nghiêm, tự tin. Trong một buổi tranh luận, bạn phải thể hiện được sự tự tin và bình tĩnh của mình trước một khán phòng đầy ắp người. Những diễn thuyết gia điềm đạm, tự tin không chỉ thể hiện được vẻ ngoài chiếm ưu thế, mà ngay cả khi nói cũng sẽ cho khán giả cảm giác tốt hon. Quan trọng là bạn phái tỏ ra tự tin ngay từ ban đầu!

Nhưng không dễ để giữ được thái độ điềm đạm khi đang trong trạng thái lo âu, căng thẳng. Căng thẳng thường phát sinh khi bạn không biết điều gì sẽ diễn ra trong buổi tranh luận. Nhưng đừng lo, chỉ cần nghiên cứu và chuẩn bị trước các lập luận cũng như phản biện chặt chẽ, bạn sẽ thấy bản thân có khả năng kiểm soát tốt hon. Việc chuẩn bị cũng sẽ đem đến cho bạn nhiều gợi ý về việc đối phưong có khả năng đưa ra những vấn đề và lập luận nào.

Một điều dễ gây căng thẳng nữa là khi ta nhận thấy có quá nhiều người đang tập trung vào những gì mình nói. Nỗi sợ hãi này cũng có thể khắc phục được bằng cách thực hiện tốt công việc nghiên cứu. Vì nếu bạn hiểu được những gì mình nói là đáng giá và có cơ sở dữ liệu vững chắc hậu thuẫn, thì khi đó chắc chắn sẽ luôn có người lắng nghe bạn.

Vượt qua nỗi sợ hãi.

Cách tốt nhất để giữ bình tĩnh là thực hành thật nhiều trước đó. Một số buổi tranh luận có rất nhiều khán thính giả tham gia, nhưng đối với người diễn thuyết, thì số lượng khán thính giả dù là bao nhiêu cũng đều là đáng kể đối vói họ. Bạn có lẽ sẽ khó mà vượt qua được sự căng thẳng khi phát biểu trước đám đông, nhưng hãy cố đặt nó trong tầm kiểm soát. Và cách tốt nhất để làm việc đó là thực hành phát biểu và nắm thật kí về tài liệu của mình.

Nỗi sợ hãi lớn nhất đối với nhiêu người (kể cả người đã trưởng thành) là bị yêu cầu diễn thuyết trước đám đông. Và điều tệ hơn nữa chính là diễn thuyết không hay! Nếu có thể vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân để phát biểu trước công chúng, bạn sẽ đạt được một mục tiêu vô cùng đáng kể. Một khi nhận thức được rằng việc đứng trước đám đông chỉ như một trò chơi thì bạn sê thấy nó không còn mấy đáng sợ. Thực chất, chính nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong trường lớp cũng như trong cuộc sống sau này. Vậy nên, hãy tận dụng mọi cơ hội để phát biểu trong lớp. Đây là phương pháp thực hành tốt nhất cho cả kỹ năng thuyết trình lẫn tranh luận của bạn.

Tìm khán giả thực nghiệm.

Nên thực hành ở đâu? Nếu bạn thực sự thấy căng thẳng khi phát biểu trước đám đông thì hãy tìm một nơi mà không ai có thể làm phiền bạn. Một địa điểm khá thích hợp cho những người mới bắt đầu chính là phòng tắm. Điều dễ dàng nhất đó là bạn có thể bắt đầu bằng cách tự luyện tập đứng nói trước gương. Như thế bạn sẽ có cơ hội thực hành biểu cảm trên mặt, cử chỉ tay và cử động cơ thể. Bạn cũng có thể tự bấm giờ cho mình. hãy chú ý đến vẻ mặt khi thuyết trình. Nó có thực sự khiến thính giả cảm thấy dễ chịu và thoải mái hay chưa. Nếu chưa, bạn hãy điều chỉnh nét mặt cho thật phù hợp.

Khi thực hành tranh luận, bạn nên làm việc chung với đồng đội để giúp nhau tập phát biểu. Hãy thực hành tranh luận một cách nghiêm túc. Lúc đứng lên phát biểu, hãy chắc rằng bài diễn thuyết của mình diễn ra trong đúng thời lượng cho phép và phải đảm bảo bạn đã thực hành đủ cả hai mặt của vấn đề.

Nếu có cơ hội, bạn hãy nhờ thầy cô hỗ trợ cho việc thực hành kỹ năng thuyết trình và giúp bạn phát biểu trước đám đông một cách hiệu quả hơn. Tiếp nhận thông tin phần hồi từ những thầy cô có kinh nghiệm sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể thành tích của mình dựa trên những kinh nghiệm riêng của cá nhân họ. Đừng ngán ngại tìm đến thấy cô và hỏi về bất cứ điều gì bạn thắc mắc, từ cách nghiên cứu, đưa ra lập luận đến cách thức trình bày thế nào cho tốt. Hãy lắng nghe thật cẩn thận khi họ chỉ ra những điều bạn cần nên thay đổi – vì họ có kinh nghiệm trong những việc này! Ngoài ra, hãy thoải mái nói chuyện với thầy cô nếu gặp phải vấn để rắc rối.

Kế đến hãy diễn tập trước bạn bè hoặc người thân. Khi nói trước bạn bè hoặc người thân, bạn sẽ khong cảm thấy quá áp lực. Có thể bạn sẽ vấp váp vài chỗ những chính vì nhờ thế mà bạn sẽ phát hiện ra bạn đang gặp vấn đề khi trình bày đến điểm đó. Hãy quan sát phản ứng của họ trước những gì bạn nói và trình diễn. Sau đó, hỏi ý kiến phản hồi của họ để rút kinh nghiệm bản thân.

Cách hay nhất là hỏi họ hai trọng điểm nào trong bài diễn vặn mà họ thấy tốt và nhờ họ góp ý ít nhất hai điều bạn cần cải thiện. Lắng nghe và chấp nhận những ý kiến đó một cách nhã nhặn. Không nên tranh luận, nhưng hãv hỏi thêm nếu bạn không rõ ngụ ý lời nhận xét. Đừng nản lòng trước bất kỳ lời phê bình nào mà hãy nhớ bạn bè và người thân chỉ đang có ý tốt giúp bạn hoàn thiện bài thuyết trình.

Hãy học hỏi từ những thành công của người khác. Điều đó giúp bạn bổ sung sức mạnh cho bài thuyết trình của mình. Cái người khác đã thực hiện thành công thì có thể bạn cũng được như thế. Đôi khi bạn trầm trồ thán phục một số người có tài ứng khẩu, hoặc có những bài phát biểu bất ngờ gây ấn tượng mạnh, nhưng thực chất đa số họ đều đã diễn tập kỹ lưỡng từ trước. Có thể người diễn thuyết đó không nhớ hết chính xác mọi từ, nhưng chắc chắn họ đã có thuộc nằm lòng vài nhóm từ chính thường dùng trong một số trường họp cụ thể điển hình. Ngoài ra, họ cũng đã nắm rất rõ chủ đề và sự kiện thực tế liên quan trước khi nói ra bất cứ điều gì.

Diễn tập thuyết  trình trước trẻ nhỏ là một trải nghiệm tốt cho việc tập trung sự chú ý của khán giả. Việc giữ trẻ là một cơ hội tốt để bạn diễn tập bài thuyết trình của mình. Trẻ nhỏ được xem là đối tượng thính giả khá dễ chịu, chúng sẽ không mang đến cảm giác căng thẳng như bạn bè hoặc người thân. Bạn có thể thoải mái thực hiện các cử chỉ tay, hay biểu đạt khuôn mặt, nhấn mạnh, giọng nói, và điều chỉnh thời gian sao cho phù hợp. Bạn cũng có thể chọn loại sách ảnh có nhiều đoạn đối thoại để tập đọc trước lũ trẻ. Hay lên xuống và diễn đạt giọng nói khác nhau cho từng nhân vật. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra rằng ngay cả khi bạn có lên giọng quá mức thì bọn trẻ cũng sẽ chẳng bao giờ bắt lôi bạn.

Để tránh không bị căng thẳng, hãy ghi nhớ những điều dưới dây:

– Đảm bảo bản thân đã nắm bắt rõ toàn bộ đề tài, từ đầu đến cuối và từ trong ra ngoài.

– Hít thở sâu trước khi bắt đầu diễn thuyết.

– Tập trung vào giám khảo thay vì nhìn quanh khán phòng.

– Hãy thế hiện vẻ tự tin. Khán thính giả sẻ chú tâm lắng nghe hon nếu bạn biết cách mỉm cười và phát biếu rõ ràng.

– Đêm trước buổi tranh luận, hãy trình bày cho cha mẹ xem một vài hoặc tất cả các lập luận bạn sẽ sứ dụng. Không cần phải lo lắng. Đối với họ, bạn luôn là người hoàn hảo!

Hoàn thiện kĩ năng trước khi chính thức thuyết trình.

Để trở thành một người tranh luận có sức thuyết phục, bạn buộc phải trình bày bài diễn thuyết của mình bàng thái độ thu hút sự chú ý của khán thính giá. Và muốn làm được điều này, bạn cần thực hành và phát triển thêm một vài kỹ năng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

Trước tiên, hãy luôn nhớ rằng có rất nhiều kỹ thuật và vấn đề khác nhau khi nói về ngôn ngữ, hoặc liên quan đến cách thức diễn đạt.

Chú ý âm lượng vừa phải.

Nhiều người diễn thuyết nghiệp dư khi nói thường quá nhỏ hoặc quá lớn tiếng. Bạn cần phải điều chỉnh âm lượng sao cho phù hợp với khán phòng. Một phương thức tốt để áp dụng thực hành là nhờ một người bạn di chuyển quanh phòng và kiểm tra xem liệu bạn có nói quá nhỏ hay quá lớn không.

Làm chủ tốc độ khi nói.

Một mối quan tâm thiết yếu không kém chính là tốc độ nói. Vì khi bị đặt vào tình huống căng thẳng, người ta hay có xu hướng nói nhanh. Thường thì những người diễn thuyết nghiệp dư gần như sẽ nói nhanh đến mức không ai có thể hiểu được họ đang nói gì. Một phương thức hữu hiệu để giảm tốc độ lại là không bao giờ nói khi đang nhìn xuống giấy ghi chú vì hầu hết mọi người hay có thói quen nói nhanh khi không nhìn vào khán giả. Hãy ngừng lại một chút rồi hẵng nói tiếp khi đã ngước lên.

Chú ý phát âm thật chuẩn, rõ, dễ nghe.

Phát âm cũng là một vấn đề gay go đối với nhiều diễn thuyết gia trước công chúng. Sự căng thẳng đôi lúc khiến cho bạn lầm bầm một cách vô thức! Khi nói, hãy đảm bảo mọi ngưòi có thể hiểu được những gì bạn đang đề cập. Thực hành phát âm bằng cách cường điệu cử động môi. Không để môi chạm vào răng! Giảm tốc độ nói và nhả chữ rõ ràng. Nếu cần thiết, hãy thực tập bằng các từ líu lưỡi.

Nhấn giọng khi cần thiết.

Nhấn giọng đúng cách là điều then chốt tạo nên một bài diễn thuyết hay trước công chúng. Bạn cần phải nhấn giọng để làm nổi bật tầm quan trọng của một số từ. Ngay cả việc ngừng lại trước hoặc sau một từ hay một nhóm từ cũng có thể tạo ra sự nhấn giọng.

Chuyển giọng để gây chú ý.

Điều tồi tệ nhất nên tránh là làm giám khảo chán chường bởi chất giọng dếu đều của bạn, có trường hợp giám khảo thậm chí còn ngủ gục! Hãy nhớ rằng giám khảo sẽ khồng bao giờ muốn nghe nếu chất giọng của bạn không gây được sự hứng thú cho họ.

Bạn có thể hạn chế và tránh nói giọng đều đều bằng cách áp dụng phương thức chuyển giọng. Đây là cách hữu hiệu làm cho giọng nói của bạn lớn hơn và mạnh mẽ hon khi nhấn vào những trọng điểm, hoặc dùng khi phản bác những lập luận thái quá. Bạn cũng có thể thấp giọng khi đề cập đến sự việc gây buồn bã, hay khi không đồng tình với lý luận sai mục đích mà đối phương đưa ra.

Chọn lọc từ ngữ khiến bài thuyết trình chất lượng và thu hút.

Chọn lọc từ cũng là một phần quan trọng trong cách truyền tải tới khán giá. Tránh lỗi lập từ vì điều đó sẽ dễ gây nhàm chán. Khắc phục bằng việc tham khảo các chương trình quảng cáo trên tivi và tìm ra những từ hay nhóm từ mang tính thuyết phục. Ngoài ra, hãy nhớ rằng các cuộc tranh luận đều diễn ra trong bối cảnh trang trọng. Do đó, bạn cần phái dùng tiếng Việt chuẩn, chứ không phải dạng ngôn ngữ hay dùng với bạn bè.

Tác phong chuyên nghiệp khiến khán giả tin bạn.

Hãy nhớ rằng những người diễn thuyết tốt đều có tác phong chuyên nghiệp. Họ không khoa trương hoặc công kích. Bạn nên học hỏi tác phong của họ, tỏ vẻ hùng hồn nhưng cũng phải khiêm nhường. Sức mạnh mà bạn có được không đến từ những lời nhận xét khiếm nhã hay lên giọng chỉ trích, mà xuất phát từ cách chọn từ cẩn thận.

Cách tốt nhất để bạn không cảm thấy vô vọng là đứng dậy và làm gì đó. Đừng đợi chuyện tốt đẹp xảy ra với mình mà hãy chủ đọng tìm kiếm nó. Nếu bạn ra ngoài và khiến điều gì đó tốt đẹp xảy ra, bạn sẽ đổ đầy thế giới với hy vọng, bạn sẽ đổ đầy bản thân mình với hy vọng. Bởi thế, trước khi bắt đầu thuyết trình, bạn hãy thử diễn tập.

Bạn có thể thực hiện toàn bộ công việc nghiên cứu, có thể viết ra một bài diễn văn hay, và ăn mặc hoàn hảo, nhưng nếu không thực sự diễn tập cẩn thận, bạn sẽ không bao giờ có được một buổi thuyết trình trọn vẹn. Thực hành cho bạn cơ hội thấy được mình cẩn phải làm gì để cải thiện bài thuyết trình trước khi trình diễn thực tế.

Lần cuối cùng bạn diễn tập bài thuyết trình trước khi đi ngủ là hãy hình dung một lần nữa nó sẽ diễn ra như thế nào. Nhưng hãy đừng tin chắc rằng nó sẽ dienx ra như thế mà hãy chuẩn bị đối phóa với những tình huống bất ngờ, không mong đợi có thể xảy ra trong buổi thuyết trình nhé.

Con người luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh và tìm cách thoái thác trách nhiệm. Đó là một việc làm thật ngu ngốc. Trên thế giới này, những người tiến lên phía trước là những người đứng dậy đi tìm hoàn cảnh họ muốn, và nếu họ không tìm thấy nó, họ tạo ra nó. Người thuyết trình tài năng là người luôn biết tạo ra hoàn cảnh thuận lợi cho mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang