Chế Lan Viên từng viết trong bài Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ: “Câu thơ ư, là cách chuyền lửa qua muôn đời’’.
Hãy viết về ngọn lửa mà em thu nhận được từ một bài thơ yêu thích.
Hướng dẫn làm bài:
1. Giải thích:
Thơ là tiếng nói của trái tim người nghệ sĩ, là giây phút “thần hứng” của nhà thơ trước cuộc sống.
Lửa trong câu thơ: là nội dung tư tưởng, là cảm xúc thiết tha mãnh liệt của nhà thơ (tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình đồng đội…). Thời đại nào có “lửa” của thời đại đó, tùy theo cảm hứng sáng tác cùa tác giả mà những ngọn lửa trong thơ gửi đến bạn đọc có khác nhau: lửa yêu nước, tự hào dân tộc; lửa của tình cảm gia đình, tình đồng đội…
Nhà thơ Chế Lan Viên khẳng định sức mạnh lan tỏa của thơ ca đối với đời sống tinh thần con người.
2. Bàn luận – Chứng minh: Ngọn lửa qua bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt)
Ngọn lửa đến từ hình ảnh người bà cùng những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả: Những từ ngữ “bà bảo’’, “bà dạy”, “bà chăm” đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la, sự chăm chút của bà đối với cháu nhỏ. Với sự bình tĩnh, vững lòng, bà đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu vượt qua mọi thử thách khốc liệt của chiến tranh. “Bep lửa bà nhen” sớm sớm chiều chiều đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương “luôn ủ sẵn”, ngọn lửa của niềm tin vô cùng bền bỉ và bất diệt.
Ngọn lửa đến từ tình cảm thấm thìa cháu dành cho bà: Cuộc đời mới thật vui, thật đẹp với “ngọn khói trăm tàn, ngọn lửa trăm nhà, niềm trăm ngả”, nhưng cháu vẫn không nguôi nhớ bà, không bao giờ quên quá khứ, không bao giờ quên được hình ảnh bà với bếp lửa của một thời thơ ấu nghèo khổ, gian nan mà ấm áp nghĩa tình.
Ngọn lửa được thắp lên từ chính hình tượng nghệ thuật trung tâm – bếp lửa bà nhem Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ gợi hình ảnh quen thuộc trong mọi gia đình, vừa ấm áp giữa cái lạnh của “chờn vòm sương sớm vừa thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm ”, vừa gợi ra bàn tay kiên nhẫn, khéo ỉéo và tấm lòng của người nhóm bếp. Hình ảnh này đã đánh thức dòng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà, trải qua “biết mấy nắng mưa ”vẫn nhóm bếp mỗi sớm mai.
3. Đánh giá, mở rộng vấn đề bàn luận:
Nhận định của nhà thơ Chế Lan Viên đặt ra yêu cầu người nghệ sĩ phải trải mình trong “lửa” của cuộc sống, phải cháy hết mình trong câu thơ.
Đồng thời ý kiến trên cũng hướng tác phẩm đến nhiệm vụ khơi gợi nơi bạn đọc sự đồng điệu, đồng sáng tạo với nhà thơ để câu thơ, bài thơ tiếp tục thăng hoa trong đòi. sống con người.
Từ đó, nhận định cũng khiến người đọc phải suy nghĩ đến sứ mệnh của bản thân: khi nhận được ngọn lửa từ tác phẩm thơ cần phải để “lửa ấy tiếp tục “chuyền muôn đời.