Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá trong hoàn cảnh nào?
– Bác Bơ men là một hoạ sĩ nghèo đã 60 tuổi, không thành đạt trong nghệ thuật: “cụ múa cây bút vẽ đã bốn mươi năm mà vẫn không với tới được gấu áo vị nữ thần của mình” nhưng sống rất lương thiện và luôn khát vọng sáng tạo một kiệt tác. Đã ngoài sáu mươi, nhưng bác Bơ men vẫn sống cô độc “trong một gian buồng tối om om ở tầng dưới”. Chỉ có những người nghèo mới phải ở trong một gian buồng như thế. Trong một gian buồng như thế thì vẽ thế nào được tranh, cho nên trên giá vẽ ở góc buồng của bác vẫn là một tấm vải trống trơn chưa có một nét vẽ. Không có tranh để bán, hàng ngày bác “kiếm được chút ít bằng cách ngồi làm mẫu cho các nghệ sĩ trẻ không đủ tiền thuê người làm mẫu chuyên nghiệp”. Cuộc sống của Bác thật khổ và thật bấp bênh.
Tuy sống trong nghèo khổ, suốt đời chỉ uống loại rượu nặng rẻ tiền, nhưng ước mơ sáng tạo lúc nào cũng cháy bỏng trong lòng bác. Bác luôn có ý định vẽ một bức tranh kiệt tác. Ước mơ, khát vọng của bác thật đẹp, thật chân chính.
Vì quá thương yêu Giôn-xi và muốn động viên cocoos gắng vượt qua bệnh tật, Cụ Bơ-men đã âm thầm, bí mật vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa gió và lạnh buốt khủng khiếp. Để hòa thành vẽ chiếc lá, người hoạ sĩ già ấy đã bị viêm phổi nặng và đã chết vì sưng phổi.
Ở đây, cụ Bơ men đã vẽ bức tranh chiếc lá cuối cùng với mục đích để cứu Giôn-xi khỏi tai hoạ, kéo dài sự sống cho một tâm hồn yếu đuối đáng đếm lá rụng chờ chết. Trên đời này, có những con người đứng trước cái chết không hề sợ chết. Cụ già Bơ-men, một hoạ sĩ già là một con người giầu đức hi sinh như vậy.