»» Nội dung bài viết:
Truyện truyền kì là gì?
– Truyện truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Ở Việt Nam, truyện truyền kì được viết bằng chữ Hán, phát triển mạnh ở thể kỉ XVI – XVII, tiêu biểu là Thánh Tông đi thảo, tương truyền của Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
Đặc điểm của truyện truyền kì
– Đặc điểm của truyện truyền kì thể hiện qua các yếu tố: không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện, lời của người kể chuyện và lời của nhân vật.
+ Không gian truyền kì: Trong truyện truyền kì, thể giới con người và thế giới thánh thần, ma, quỷ có sự tương giao. Điều này làm nên đặc điểm riêng cho không gian truyện truyền kì – không gian giàu yếu tố kì ảo.
+ Thời gian truyền kì: Có sự khác biệt về thời gian ở cõi trần với cõi âm ti, thuỷ phủ hoặc nơi thượng giới (biểu hiện qua nhịp độ nhanh chậm của thời gian); con người có thể sống nhiều đời, nhiều cuộc đời hoặc sống nhờ các phép thuật kì ảo.
+ Nhân vật trong truyện truyền kì: Nhân vật có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ… Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét đặc biệt nào đó; nếu nhân vật là thần linh, ma, quỷ, họ thường mang hình ảnh, tính cách của con người.
+ Cốt truyện trong truyện truyền kì: Truyện truyền kì thường sử dụng yếu tố kì ảo tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hóa những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện.
+ Lời của người kể chuyện: Lời của người kể chuyện trong truyện truyền kì là lời kể của một người biết hết mọi chuyện ở trần gian, địa phủ, thượng giới; mọi hành động, suy nghĩ của nhân vật. Lời của người kể chuyện thường chiếm tỉ lệ cao trong văn bản
Ý nghĩa của truyện truyền kì
– Mỗi câu chuyện truyền kỳ đều mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, luôn thể hiện được nhân tình thế thái trong đời sống, thái độ nhân sinh đối với mỗi người nghệ sĩ trong tín ngưỡng tôn giáo, cách hành đập và ẩn dật.
– Bên cạnh những yếu tố kỳ ảo trên đó là hiện thực xã hội phong kiến đương thời với đầy rẫy tệ nạn mà các tác giả muốn phê phán hay vạch trần. Thể loại truyền kỳ đưa ra để phản ánh số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội. Thường là những người phụ nữ phải nhận bi kịch về tình yêu, điển hình là câu chuyện của người thiếu phụ Nam Xương.
→ Từ đó thế hiện niềm tự hào, nhân tài, thế hiện tinh thần dân tộc, văn hóa nước Việt. Trong đó phải kế đến câu chuyện chức phán sự đền Tản Viên luôn đề cao đạo đức thủy chung, nhân hậu, và khẳng định quan niệm sống “lánh đục về trong” đối với tầng lớp trí thức ẩn dật đương thời.