ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM:
* Tìm hiểu ví dụ Sgk/84,85.
- Đọc bài văn “Tấm gương” Sgk/84,85.
Trong bài văn có 2 ví dụ: Mạc Đỉnh Chi và Trương Chi. Vậy cả hai là ai?
– Xem chú thích
Bài văn “Tấm gương” biểu đạt tình cảm gì?
– Bài văn ca ngợi tính trung thực của tấm gương (con người), ghét thói xu nịnh, dối trá.
* Bài văn nêu lên những phẩm chất tấm gương. Tấm gương có đặc tính phản chiếu sự thật một cách khách quan, không vì người nào mà đổi thay hình ảnh thực. Gương đã giúp mình thấy vết nhơ mà rửa, cho thấy sự thật dù đau buồn cho người. Nêu lên những phẩm chất ấy, tác giả muốn biểu dương người trung thực, phê phán kẻ dối trá.
Để biểu đạt phẩm chất, tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào?
– Tác giả không miêu tả tấm gương cụ thể như thế nào. Chỉ mượn tấm gương là vật có phẩm chất trung thực như con người tốt. Đây là hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để tác giả gửi gắm tình cảm, tư tưởng của mình đối với nó như đối với người. (Biểu đạt gián tiếp)
* Có trường hợp người ta biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
Bố cục bài văn gồm mấy phần?
* Gồm 3 phần:
Mở bài: Đoạn đầu – Kết bài: Đoạn cuối.
Mở bài nêu lên ý gì?
– Nêu lên một vật có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho phẩm chất trung thực của con người.
Phần thân bài nêu lên những ý gì? Những ý đó liên quan tới chủ đề bài văn như thế nào?
– Tính trung thực của tấm gương.
– Hai ví dụ về Mạc Đỉnh Chi và Trương Chi là ví dụ về một người đáng trân trọng, một người đáng thương, nhưng nếu soi gương thì gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật.
– Tâm hồn đẹp sẽ hơn gương mặt đẹp. Vd: Tốt gỗ … nước sơn.
– Những ý đó gắn chặt với chủ đề bài văn: Con người cần phải trung thực.
Phần kết bài nêu lên ý gì? Có liên quan gì đến phần mở bài khôg?
– Kết bài nhắc lại ý mở bài, đồng thời củng cố lại việc biểu dương lòng trung thực.
Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có chân thật, rõ ràng không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn?
– Tình cảm rõ ràng chân thực, không thể bác bỏ. Hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi tạo nên giá trị của bài văn.
- Đọc đoạn văn mục (2) Sgk/86.
Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì?
– Tình cảm cô đơn, xót xa, tủi nhục của đứa con xa mẹ và cầu mong sự giúp đỡ, cảm thông.
Tình cảm ở đây biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp?
– Tình cảm được biểu hiện trực tiếp
Dựa vào dấu hiệu nào em đưa ra nhận xét đó?
– Dấu hiệu: Tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm.
* Ghi nhớ Sgk/86.
II. LUYỆN TẬP
Đọc bài văn “Hoa học trò” Sgk/87.
Bài văn thể hiện tình cảm gì? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là “hoa … trò”?
– Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nhớ khi xa thầy, rời bạn và ngôi trường vào những ngày hè.
– Trong bài, tác giả mượn hình ảnh hoa phượng để khêu gợi tình cảm trên.
– Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì hoa phượng gắn liền với kỉ những niệm buồn vui của tuổi học trò.
Tìm mạch ý của bài văn?
Chủ đề bài văn biểu hiện qua mạch ý sau:
– Phượng nở báo hiệu mùa chia tay.
– Học trò nghỉ hè, hoa phượng một mình đứng ở sân trường.
– Hoa phượng mong chờ các bạn học sinh.