dan-bai-so-sanh-chat-su-thi-trong-rung-xa-nu-nguyen-trung-thanh-va-nhung-dua-con-trong-gia-dinh-nguyen-thi

So sánh chất sử thi trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) và Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

Dàn bài: So sánh chất sử thi trong “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) và “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi)

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả tác phẩm: “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) và “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi).

– Giới thiệu vấn đề: chất sử thi trong 2 tác phẩm.

II. Thân bài:

– Khái quát về “Rừng xà nu” và “Những đứa con trong gia đình”:

– Chất sử thi là gì? Những biểu hiện cụ thể ?

– Những điểm tương đồng và khác biệt về chất sử thi trong hai tác phẩm

– Đề tài, chủ đề mang tính sử thi

* Rừng xà nu:

+ Tác phẩm Rừng xà nu phản ánh cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đồng bào Tây Nguyên có một sức sống kiên cường, mãnh liệt, thế hệ nối tiếp thế hệ vùng lên đấu tranh đánh giặc. Đây là một vấn đề của thời đại, của lịch sử.

+ Tác phẩm đồng thời nêu lên một chân lí của thời đại đánh Mỹ: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo.

* Những đứa con trong gia đình.

+ Tác phẩm phản ánh cuộc đấu tranh anh dũng của người dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thế hệ nối tiếp thế hệ đứng lên chiến đấu.

* Hình tượng nghệ thuật mang tính sử thi:

– Cả hai tác phẩm đều xây dựng được những hình tượng nhân vật mang tính sử thi, những con người đại diện cho những thế hệ, những lớp người đứng lên đánh giặc.Cuộc đời họ đi từ đau thương đến vùng dậy đấu tranh, chiến đấu kiên cường với lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.

= Tnú là đại diện vẻ đẹp, sức mạnh, tinh thần chiến đấu của dân làng Xô Man, con người Tây Nguyên trong những năm đánh Mỹ. Tnú mang những tố chất của người anh hùng cách mạng chân chính.

+ Cuộc đời Tnú chịu nhiều đau thương

+ Tnú thông minh, bản lĩnh và chiến đấu kiên cường, một lòng trung thành với Đảng.

– Việt và Chiến là đại diện cho vẻ đẹp, sức mạnh và tinh thần chiến đấu của nhân dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

+ Cuộc đời nhiều đau thương, mất mát.

+ Căm thù giặc, quyết tâm tòng quân giết giặc, chiến đấu dũng cảm, kiên cường.

– Bên cạnh việc xây dựng hình tượng nhân vật chính, hai tác phẩm còn chú trọng xây dựng mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, quần chúng. Tnú, Việt và Chiến là những đại diện tiêu biểu cho anh hùng Cách mạng, nhưng để có được thành công, họ đều cần tới sự hợp tác giúp đỡ của người thân, dân làng và đồng đội.

+ Mối gắn kết bền chặt giữa Tnú và người dân làng Xô man đã tạo ra một làn sóng sức mạnh to lớn, tiêu diệt mọi kẻ thù. Tnú chỉ thực sự mang sức mạnh từ tình đoàn kết với dân làng. Cả cộng đồng người làng Xô man ai cũng gan dạ, bản lĩnh. Các thế hệ người dân làng Xô man lần lượt tiếp nối truyền thống yêu nước đánh giặc của dân tộc.

+ Tương tự như Tnú, Việt và Chiến cũng là một thành phần tiêu biểu trong đơn vị của mình. Cả hai lớn lên dưới sự dìu đắt từ người chú ruột để có được một lòng căm thù giặc sâu sắc. Tiếp theo đó là sự bao bọc, giúp đỡ từ đoàn thể, đồng đội.Cuốn sổ của chú Năm– ấy là lịch sử một gia đình, nó cho thấy truyền thống và sự tiếp nối. Nó là một hình thức giáo dục lòng tự hào về truyền thống mà chú Năm rất có ý thức xây dựng cho thế hệ con cháu.

* Ngôn ngữ, giọng điệu đậm chất sử thi:

– Rừng xà nu

+ Giọng hào sảng, mạnh mẽ, đầy đau thương và căm hờn.

+ Ngôn ngữ đậm màu sắc Tây Nguyên.

+ Biện pháp nghệ thuật phóng đại, tương phản.

-. Những đứa con trong gia đình.

+ Giọng hào hùng mạnh mẽ nhưng có pha chút hóm hỉnh.

+ Ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.

+ Biện pháp tương phản, đối lập.

III. Kết bài:

Khẳng định vẻ đẹp chất sử thi trong 2 tác phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang