Dàn bài suy nghĩ về vấn nạn bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay.
- Mở bài:
– Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới mẻ. Đó là vấn nạn đã có từ lâu nhưng chưa có giải pháp giải quyết triệt để.
- Thân bài:
a/ Bạo lực học đường là gì?
– Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, xúc phạm, trấn áp người khác bằng vũ lực hoặc lời nói gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
– Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
b/ Nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực học đường:
– Do tính khí bốc đồng, thích thể hiện, gây sự của một số học sinh. Nhà trường thiếu nhân viên tư vấn tâm lý học đường, kỷ luật nhà trường chưa thực sự nghiêm khắc để đủ sức răn đe học sinh.
– Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống của nhiều học sinh.
– Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng…)
– Do sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng.
– Chương trình giáo dục nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”.
– Do xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiếu thiết thực, chưa đồng bộ, triệt để.
c/ Bạo lực học đường dẫn đến những tác hại như:
– Đối với nạn nhân:
+ Bị tổn thương về thân thể và tinh thần.
+ Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.
+ Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
– Đối với người gây ra bạo lực:
+ Bị nhà trường khiển trách, kỷ luật. Nếu vi phạm nghiêm trọng, có thể sẽ bị truy tố trước pháp luật.
+ Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
d/ Đề xuất biện pháp khắc phục:
– Nhà trường cần tăng cường quản lí và kỷ luật học sinh trong trường học. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, nhân ái. Kết hợp hiệu quả giữa học tập, vui chơi, rèn luyện kỹ năng sống.
– Gia đình cần quan tâm giáo dục, yêu thương con cái, đề cao đạo đức, xây dựng văn hoá gia đình trong sáng, lành mạnh.
– Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.
– Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.
- Kết bài:
– Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình. Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm.
– Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp…