Nghị luận: Vấn đề bạo lực học đường (nghị luận lớp 7)

suy-nghi-ve-van-de-bao-luc-hoc-duong-ngay-nay.1 (1).jpg

Suy nghĩ về vấn nạn bạo lực học đường ngày nay.

I. Mở bài:

– Một trong những vấn đề nóng bỏng có liên quan đến học sinh khiến xã hội quan tâm đó chính là vấn nạn bạo lực học đường. Có thể nói, tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều trường học, khiến cho nhiều người bức xúc và lo lắng.

II. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề.

Bạo lực học đường là gì?

– “Bạo lực học đường” là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương cho con người trong phạm vi trường học.

– “Bạo lực học đường” diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần.

2. Bàn luận.

Thực trạng.

– Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, phát triển phức tạp, diễn ra ở nhiều nơi, do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

– Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều biểu hiện phức tạp:

+ Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.

+ Đánh đập, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.

+ Một bộ phận thanh niên coi đó là thú vui…

Nguyên nhân.

– Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống, thiếu ý thức học tập nghiêm túc.

– Do học sinh có những căn bệnh tâm lý, dễ bị khiêu khích, không kiềm chế được cảm xúc của bản thân.

–  Do ảnh hưởng của môi trường văn hóa bạo lực từ cuộc sống và phim ảnh.

– Do nhiều học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình.

– Do sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kỹ năng sống cho học sinh.

– Do xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

Hậu quả.

– Với nạn nhân: tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lý nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập.

– Với gia đình và xã hội: tạo tâm lý bất ổn, lo lắng, hoang mang.

– Với người gây ra hành vi bạo lực: con người phát triển không toàn diện; mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

Giải pháp.

– Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ. Cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.

– Tăng cường giáo dục đạo đức, dạy kỹ năng sống, vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ.

– Có những biện pháp quyết liệt để giáo dục, răn đe, làm gương cho người khác.

III. Kết bài:

– Khẳng định: Bạo lực học đường là vấn nạn là xấu đi môi trường giáo dục và niềm tin của xã hội vào nhà trường. Nhà trường, gia đình và xã hội cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả để hạn chế, đi đến chấm dứt vấn nạn này.

– Liên hệ bản thân: Có quan điểm nhận thức hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.

Bài văn tham khảo:

  • Mở bài:

Trong những năm gần đây nạn bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh.

  • Thân bài:

Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Các biểu hiện củ bạo lực học đường hét sức phức tạp bao gồm các hành vi hành hung trấn áp, xâm phạm, đe dọa làm tổn thương thân thể và tinh thần của người khác. kể cả hành vi lạm dụng tình dục, hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường cũng là biểu hiện của bạo lực học đường.

Lâu nay, chúng ta thường nghĩ rằng bạo lực học đường chỉ diễn ra giữa học sinh với học sinh. Thực tế, bạo lực học đường có liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều hành vi. Về đối tượng, bạo lực học đường có thể xảy ra giữa học sinh đối với học sinh, học sinh đối với giáo viên, giáo viên đối với học sinh, giáo viên đối với giáo viên, phụ huynh đối với giáo viên.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường.

Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích, học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế. Bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như “thích thì đánh cho nó chừa”, “nhìn đểu”…

Làm nảy sinh hiện tượng bạo lực ấy chính là do sự suy thoái của nền tảng đạo đức xã hội. Con người ngày càng xem trọng đời sống vật chất, vô tâm và ích kỷ. Chính vì thế, từ những mâu thuẫn nhỏ làm bùng nổ mâu thuẫn lớn bà dẫn đến bạo lực.

Nội quy, quy chế nhà trường còn yếu kém, cơ chế quản lí lỏng lẻo khiến cho việc xử lí các vi phạm không triệt để, chưa có tính răn đe và giáo dục. Bởi thế, càng nhắc nhở, càng xử phạt, càng khiến cho học sinh bướng bỉnh và hư hỏng hơn.

Nhà trường chú trọng đến việc giáo dục tri thức mà xem nhẹ việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh khiến cho nhiều học sinh mất phương hướng, buông lỏng kỉ luật, trở nên hư hỏng.

Nhiều giáo viên suy thoái đạo đức nghề nghiệp, chạy theo lợi ích, chèn ép học sinh về điểm số, gây căng thẳng trong giờ học khiến học sinh bất mãn. Một số giáo viên khác có hành vi đồi bại với học sinh, khiến học sinh không còn kính trọng nữa. Từ việc xem thường một vài cá nhân dẫn đến tâm lí xem thường cả tập thể và hệ thống giáo dục nước nhà.

Gia đình và xã hội thiếu quan tâm đến vấn đề tâm sinh lí của lứa tuổi học học. Nhiều phụ huynh không hợp tác giáo dục con em mình khiến cho học sinh có thái độ xem thường nhà trường, thầy cô bạn bè. Từ việc suy thoái đạo đức dẫn đến việc buông lỏng việc học, tỏ ý thách thức đối với trường học và giáo viên, gây hấn với bạn bè. Việc xử phạt của nhà trường và giáo viên càng khiến cho học sinh hư hỏng chán nản, bất mã và làm gia tằng tính bạo lực.

Hậu quả khôn lường của vấn đề bạo lực học đường đối với xã hội.

Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiệm trọng, khó lường, gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác.

Trước hết, rất nhiều học sinh bị bạo lực tinh thần mỗi ngày bởi học sinh và giáo viên. Tình trạng ấy kéo dài trong một thời gian mà không được phát hiện, can thiệp. Cho đến khi xảy ra xung đột, phản nhà nhà trường mới hay và xử lí thì đã quá muộn.

Học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, là cú sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Đau lòng hơn nữa khi mà những nọc sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải sây sát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy…

Bạo lực học đường làm xấu đi hình ảnh hà trường và hình ảnh người thầy đới với xã hội. Nhiều người mất dần niềm tin đối với trường học, thấy không thật an tâm khi con em mình đi học.

Giải pháp nào cho vấn nạn bạo lực học đường?

Toàn xã bội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tạo hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.

Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.

Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.

Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.

Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh. Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. Tăng cường giáo dục học sinh lòng nhân ái, xây dựng thái độ sống tích cực.

Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm. Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình – nhà trường- xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cẩn xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách.

  • Kết bài:

Không có chiến thắng nào vẻ vang bằng sự chiến thắng của tình yêu thương. Trường học phải là nơi tiên phong giáo dục đạo đức, nhân cách và lối sống tốt đẹp cho con người trên nguyên tắc trật tự, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm cao cả nhất. Vì một môi trường học đường lành mạnh, học sinh “HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”. Hãy ngăn chặn ngay lập tức vấn nạn bạo lực trong học đường. Mỗi thầy cô giáo trong trường học, mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.

6 Trackbacks / Pingbacks

  1. Suy nghĩ về hiện tượng gian lận trong thi cử của học sinh - Thế Kỉ
  2. Suy nghĩ về tình trạng thiếu kỹ năng sống của giới trẻ ngày nay - Thế Kỉ
  3. Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về vấn đề tệ nạn xã hội - Theki.vn
  4. Nghị luận vấn đề vô cảm của con người ngày nay - Theki.vn
  5. Suy nghĩ về hiện tượng nghiện game và internet trong giới trẻ hiện nay - Theki.vn
  6. Dàn bài suy nghĩ về vấn nạn bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.