chu-de-song-hoa-hop-voi-moi-nguoi

Đề bài: Đọc – hiểu về chủ đề sống hòa hợp với mọi người

Đề bài: Đọc – hiểu về chủ đề sống hòa hợp với mọi người.

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn

(Theo A. L. Ghéc-xen)

Câu 1. Nêu tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh nào?

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4. Anh/ Chị rút ra được bài học gì cho bản thân qua đoạn trích?


Đề bài 2:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Mỗi lần nắng mới hắt bên song
Xao xác gà trưa gáy não nùng;
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng.
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời,
Lúc Người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng Me tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”

(Trích Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1999, tr 288)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ?

Câu 2. Điều gì đã gợi cảm hứng khiến thi nhân nhớ về người mẹ của mình?

Câu 3. Hình ảnh nét cười đen nhánh gợi ấn tượng nào của nhân vật trữ tình về người mẹ?

Câu 4. Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang