KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Khóa ngày 02 tháng 6 năm 2019 (tại TP.HCM)
MÔN THI: VĂN
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1:
Văn bản 1:
Gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện các bức ảnh về việc làm tình nguyện của giới trẻ được chụp trước và sau khi hoàn thành các hoạt động tình nguyện như: xóa “điểm đen” về rác, sơn vẽ nhà mẫu giáo, tu sửa nhà tình thương, xây nhà cho người nghèo, vẽ tranh bích họa biến bãi rác thành vườn hoa, kêu gọi không sử dụng đồ nhựa…
Đây là những bức ảnh tham gia cuộc thi “Thách thức để thay đổi” nhằm lan tỏa thông điệp: giới trẻ thử thách bản thân để thay đổi, hướng tới nâng cao nhận thức cộng đồng cùng chung tay vào các hoạt động tình nguyện.
(Theo Vũ Thơ, Người trẻ thách thức bản thân để thay đổi, Báo Thanh Niên)
Văn bản 2:
Hãy thách thức bản thân. Thách thức bằng những thử thách không ai biết, chỉ có bản thân mình chứng kiến. Ví dụ, dù ở nơi không có con mắt của người đời cũng sống chính trực, dù những khi chỉ có một mình vẫn giữ đúng luật lệ, phép tắc.
Và khi đã chiến thắng trong nhiều thử thách, khi thẳng thắn tự mình nhìn lại bản thân và hiểu ra bản thân là người có phẩm hạnh cao, lúc ấy con người sẽ có được lòng tự tôn thật sự.
Việc này sẽ trao cho ta lòng tự tin mạnh mẽ. Đó chính là phần thưởng dành cho bản thân.
(Theo Shiratori Haruhiko – Lời Của Nietzsche Cho Người Trẻ)
1. Xác định phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn (1) của văn bản 2 (0.5 điểm)
2. dựa vào văn bản 1, hãy cho biết thông điệp mà cuộc thi “Thách thức đẻ thay đổi” muốn lan tỏa tới cộng đồng (0.5 điểm)
3. Chỉ ra một điểm chung và một điểm khác biệt về nội dung của 2 văn bản trên (1.0 điểm)
4. Theo em, có phải lúc nào việc thách thức bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn ? (trả lời trong 3 – 5 dòng) (1.0 điểm)
Câu 2:
Có lẽ những cách ứng xử của cây 2,3,4 đối với cây 1 cũng là cách ứng xử của một số bạn trẻ đối với một ai đó nổi bậc hơn mình. Em hãy viết 1 bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về một trong ba cách ứng xử ấy.
Câu 3:
Học sinh chọn 1 trong 2 đề bài sau:
Đề 1:
Cảm nhận của em về tình cảm mà người cha dành cho con trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc một tác phẩm văn học khác cũng viết về đề tài gia đình để thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình.
Đề 2:
“Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải như một ô cửa
Mở tới tình yêu”
(Liên tưởng tháng Hai – Lưu Quang Vũ)
Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc thơ, em hãy viết một bài thơ, hoặc một đoạn thơ “như một ô cửa mở tới tình yêu” trong em.
——Hết——
Gợi ý giải đề:
Câu 1:
1. Phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn (1) của văn bản 2: Phép lặp từ (thách thức)
2. Thông điệp mà cuộc thi “Thách thức để thay đổi” muốn lan tỏa tới cộng đồng: giới trẻ thử thách bản thân để thay đổi, hướng tới nâng cao nhận thức cộng đồng cùng chung tay vào các hoạt động tình nguyện.
3. Chỉ ra một điểm chung và một điểm khác biệt về nội dung của 2 văn bản trên:
Điểm chung:
Tuổi trẻ cần thay đổi bản thân. Muốn thay đổi bản thân hãy sẵn sàng vượt qua thử thách.
Điểm khác biệt:
Văn bản 1: Hướng tới nâng cao nhận thức cộng đồng cùng chung tay vào các hoạt động tình nguyện.
Văn bản 2: Hướng đến hoàn thiện bản thân, hiểu và có sự tự tôn về bản thân.
4. Theo em, có phải lúc nào việc thách thức bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn ?
– Việc thử thách bản thân giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình. Thế nhưng, không phải lúc nào thử thách bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Phải biết rằng, không phải thử thách nào bản thân ta cũng vượt qua được và sự kiên trì của con người cũng có giới hạn. Mỗi khi thất bại trước thử thách quá lớn, phải không ngừng nỗ lực vươn lên, đừng bi quan, chán nản.
Câu 2:
Gợi ý:
Mở bài:
Câu chuyện về những cái cây đã thể hiện rất rõ ràng ba thái độ khác nhau của con người đối với sự nổi bậc của người khác. Cây thứ 2 nhìn cây thức nhất bằng sự đố kỵ, ganh ghét. Cây thứ 4 nhìn cây thứ nhất một cách thờ ơ, lạnh nhạt, không quan tâm đến. Chỉ có cây thứ 2 mới nhìn cây thứ nhất một cách trân trọng, lấy đó làm động lực vươn lên tỏa sáng. Thái độ của cây thứ 2 thật tích cực: Không nên đố kỵ với sự nổi bậc của người khác. Phải biết tôn trọng thành công của người khác và khiêm nhường học tập, nỗ lực vươn lên, khát khao tỏa sáng.
Thân bài:
Tại sao phải biết tôn trọng thành công của người khác và khiêm nhường học tập nỗ lực vươn lên?
– Tôn trọng thành công của người khác giúp ta có cái nhìn thiện cảm, thấy được cái tốt ở người khác. Biết tôn trọng thành công của người khác giúp gắn kết mình với mọi người xung quanh, từ đó tìm kiếm được cơ hội để thành công.
– Khiêm nhường học tập người khác giúp ta nhận ra những khuyết điểm của bản thân; từ đó nỗ lực vươn lên, không ngừng tiến bộ.
– Tôn trọng thành công của người khác và khiêm nhường học tập vươn lên là phẩm chất cần có ở mỗi con người.
Để biết tôn trọng thành công của người khác và khiêm nhường học tập nỗ lực vươn lên ta cần làm gì?
– Trước hết, phải không ngừng nỗ lực trong học tập và rèn luyện bản thân. Nền tảng của bản thân đủ tốt đẹp thì mới có khả năng tôn trọng và khiêm nhường trong học tập thành công ở người khác.
– Biết tôn trọng những gì tốt đẹp trong cuộc sống. Khiêm nhường học tập. Không có lòng đố kỵ với những ai nổi bậc hơn mình. Cũng không nên khoe khoang, kiêu ngạo, tỏ ra hơn người khác.
Phê phán những ai có thái độ ganh ghét, đố kỵ
Đố kỵ với thành công hay sự nổi bậc của người khác là một thái độ tiêu cực. Những người như thế thật đáng chê trách.
Bài học nhân thức:
Tuổi trẻ phải không ngừng nỗ lực học tập trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
- Kết bài:
Muốn nổi bậc, không có cách nào tốt hơn là khiêm nhường học hỏi, tự mình vươn lên tỏa sáng. Nếu chỉ biết đố kỵ với sự nổi bậc của người khác không những bản thân thấp kém mà còn không thể gặt hái được thành công trong cuộc sống này.
Câu 3:
Đề 1: Xem đáp án tại đây
Đề 2: Học sinh tự làm