di-tim-le-song

“Đi Tìm Lẽ Sống” (Viktor Frankl)

“Đi Tìm Lẽ Sống” (Viktor Frankl)

“Tình yêu là cách duy nhất để thấu hiểu đến tận cùng một con người. Không ai có thể nhận thức đầy đủ về bản chất của một con người trừ khi đã đem lòng yêu thương người ấy.”

“Hãy sống như thể bạn đang được sống lần thứ hai” và đang sắp phạm phải sai lầm như đã từng phạm phải lần đầu tiên.

“Đi tìm lẽ sống” là một quyển sách dựa trên câu chuyện có thật của chính tác giả Viktor Frankl – người đã trải qua khoảng thời gian dài trong trại tập trung của Đức quốc xã trong những năm thế chiến thứ hai. Những chi tiết được miêu tả trong sách là dẫn chứng cho tội ác lịch sử của phát xít Đức, đã cướp đi hàng triệu sinh mạng của người Do Thái trong những phòng hơi ngạt và lò hỏa thiêu.

sach-di-tim-le-song

Cuốn sách kể về những ngày ông sống trong trại tập trung Đức quốc xã – là cơn ác mộng của con người, là sự khốn cùng của thể xác và tâm hồn. Đâu là con đường sống sót trong những giây phút hoang mang, sợ hãi, đớn đau, mất hi vọng, và lầm lạc lẽ sống… Người trở về được thì sao? Trở về và biết rằng không còn ai chờ đợi mình, trở về với những vết sẹo tâm hồn, những giằng xé nội tâm, những ẩn ức tâm lý và hoàn toàn mất đi lẽ sống, rồi sẽ bị biến dạng nhân tính, trở nên cay đắng với cuộc đời.

Với tư cách là một bác sĩ tâm lý, sau khi trải qua cảnh địa ngục trần gian đó, Viktor E. Frankl kết luận ngay cả trong hoàn cảnh vô nghĩa, đau đớn, và nhẫn tâm nhất, cuộc sống vẫn tiềm ẩn ý nghĩa. Ông dạy mình và người khác không bao giờ được quên rằng chúng ta vẫn có thể tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời ngay cả khi đối diện với một tình huống vô vọng, một số phận không thể thay đổi. Bởi lẽ, ý nghĩa của cuộc sống có thể tìm thấy trong mọi khoảnh khắc cuộc sống không bao giờ mất hết ý nghĩa, ngay cả khi phải chịu đau đớn và cái chết.

“Đi tìm lẽ sống” đã trở thành một cuốn sách kinh điển và sẽ luôn là phương thuốc hữu hiệu nâng đỡ tinh thần con người, nhất là trong cuộc sống ngày nay. Khi đối mặt với cảm giác tuyệt vọng vì mất đi tất cả, hãy nhớ rằng đã có những người như Frankl

MỤC LỤC SÁCH:

  • Lời nói đầu‎.
  • Lời giới thiệu cho lần ấn bản năm 199.
  • – Phần 1: Những trải nghiệm trong trại tập trung.
  • – Phần 2: Sơ lược về liệu pháp ý nghĩa.
  • Tái bút 1984.
  • Lời cuối.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang