Đọc hiểu bài thơ “Thương vợ” (Trần Tế Xương).
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
– Trần Tế Xương (1870 – 1907), tự Mộng Trai, hiệu Mộng tích. Quê làng Vị Xuyên – Mĩ Lộc – Nam Định
– Con người: Đi học sớm nổi tiếng thông minh, giỏi thơ phú. Cá tính sắc sảo, sống phóng túng, không gò mình vào khuôn phép trường thi. Tám lần thi hỏng chỉ đậu Tú tài.
→ Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân và một sự nghiệp thơ ca bất tử.
2. Sự nghiệp.
– Để lại hơn 100 bài thơ gồm nhiều thể loại: Thơ, phú, câu đối…
– Nội dung:
+ Thơ trào phúng: Có sức châm biếm mạnh mẽ sâu sắc. + Tiếng cười tropng thơ Tú Xương có nhiều cung bậc: Châm biếm sâu cay, đả kích quyết liệt, tự trào mang sắc thái ân hận ngậm ngùi…
+ Trữ tình: Nỗi u hoài trước sự đổi thay của làng quê. Tâm sự bất mãn với đời. Bộc lộ lòng yêu nước xót xa trước vận mệnh dân tộc.
→ Thơ trào phúng và trữ tình của ông đều xuất phát từ tấm lòng gắn bó sâu nặng với dân tộc, đất nước; có cống hiến quan trọng về phương diện nghệ thuật cho thơ ca dân tộc.
2. Tác phẩm
– Đề tài: Viết về bà Tú, đề tài thường thấy trong thơ văn Tế Xương.
– Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
– Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Hai câu đề: Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương.
– Thời gian “quanh năm”, làm việc liên tục, không trừ ngày nào.
– Địa điểm: “mom sông”, nơi rất cheo leo, nguy hiểm, không ổn định.
→ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi.
– “nuôi đủ” cả gia đình, không thiếu cũng không dư. Cách dùng số đếm độc đáo một chồng bằng cả năm con, ông Tú nhận mình cũng là đứa con đặc biệt. Kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 thể hiện nỗi cực nhọc của vợ.
→ Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.
2. Hai câu thực : Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú.
– Hình ảnh thân cò gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn.
+ “Lặn lội … khi quãng vắng” : nỗi gian truân, lo lắng, lam lũ, cực nhọc.
+ “Eo sèo… buổi đò đông”: sự chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc “đò đông”.
– Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.
– Thực cảnh mưu sinh của bà Tú : Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.
3. Hai câu luận : Cảnh đời oái oăm mà bà Tú gánh chịu.
– Cách dùng từ tăng tiến “một”; “hai”; “năm”; “mười” , phép đối, vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian đã gợi sự gian khổ, lao nhọc cũng tăng lên gấp bội.
– “Âu đành phận”, “dám quản công”: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.
→ Cảnh đời lận đận mà bà Tú phải gánh chịu, bà Tú hiện thân của một cuộc đời vất vả qua đó thấy được nỗi cảm thông sâu sắc, tấm lòng yêu thương vợ của tác giả.
4. Hai câu kết: Nhà thơ tự chửi mình và chửi thói đời đen bạc.
– Tú Xương tự trách mình, nhận mình có khuyết điểm, vô tích sự. Sự hờ hững, biểu hiện của thói đời bạc bẽo.
– Nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ, để vợ phải nuôi con và chồng.
→ Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc.
II. Tổng kết:
1. Nghệ thuật.
+ Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm.
+ Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian.
+ Hình tượng nghệ thuật độc đáo.
+ Việt hóa thơ Đường.
2. Ý nghĩa văn bản.
– Bài thơ phác họa chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào, và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương.