suy-nghi-ve-vai-tro-cua-su-trung-thuc-trong-thanh-cong-cua-moi-nguoi

Đọc hiểu chủ đề: Sống có lòng trung thực

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

Lòng trung thực của một gã ăn mày đáng kính

Một ngày nọ, ông lão ăn xin gõ cửa một lâu đài tráng lệ. Ông nói với người quản gia: “Vì tình yêu của Chúa, xin hãy bố thí cho kẻ nghèo này”.

Người quản gia trả lời: “Tôi phải hỏi ý kiến bà chủ đã”.

Bà chủ là một quý bà hà tiện, bà nói: “Hãy cho ông lão tội nghiệp một ổ bánh mì. Một thôi nhé. Đưa bánh ngày hôm qua ấy”.

Ông lão trở về gốc cây, nơi trú ngụ cả ngày lẫn đêm, ngồi xuống lôi ổ bánh vừa xin được ra ăn. Đột nhiên, răng ông cắn phải vật gì đó rất cứng. Ông lão hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra chiếc nhẫn vàng nạm kim cương mặt ngọc trai.

“Mình thật may mắn!”, ông lão nghĩ thầm. “Mình bán chiếc nhẫn này đi và sẽ có đủ tiền trong một thời gian dài”.

Thế nhưng, ngay lập tức ông lão thay đổi ý định: “Không, ta sẽ tìm chủ nhân của chiếc nhẫn và trả lại cho họ”. Bên trong chiếc nhẫn có khắc hai chữ “J. X”.

Ông lão liền đi thẳng đến cửa hàng và tìm hỏi cuốn niên giám điện thoại. Cả thị trấn chỉ có mỗi một gia đình có tên bắt đầu bằng chữ “X”: gia đình Xofaina. Ông lão vội đi tìm nhà Xofaina. Và rất bất ngờ vì đó chính là gia đình đã cho ông ổ bánh. Ông nói với người quản gia: “Tôi tìm thấy chiếc nhẫn vàng trong ổ bánh ngài mới cho tôi”. Bà chủ vui mừng khôn xiết: “May quá, tìm được chiếc nhẫn bị mất tuần trước rồi. Ta đã làm rơi nó khi coi thợ nhào bột làm bánh và không thể tìm thấy. Chữ ‘J.X’ là tên viết tắt tên của ta, Josermina Xofaina”.

Sau một hồi suy nghĩ, bà chủ nhà nói: “Hãy cho ông lão tội nghiệp đó bất kỳ cái gì ông ấy muốn, miễn là đừng đắt quá”. Ông quản gia quay qua hỏi ông lão: “Vì hành vi cao thượng, ông muốn nhận được phần thưởng gì?”. Ông lão ăn xin nói: “Cho tôi một ổ bánh mì! Thế là đủ cho tôi rồi”.

Thấy ông không có lòng tham, bà chủ giữ ông lại để trông nom kho trong nhà. Từ đó bà hoàn toàn an tâm không bao giờ còn sợ mất trộm. Còn ông lão thì có việc làm và nơi ở đến suốt đời.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.
Câu 2: Theo văn bản, vì sao ông lão quyết định tìm và trao trả lại chiếc nhẫn cho người chủ của nó?
Câu 3: Từ ý nghĩa của văn bản, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (Hãy viết từ 2 đến 3 câu)

12 bình luận trong “Đọc hiểu chủ đề: Sống có lòng trung thực”

  1. – PTBD là tự sự.

    – Theo em là vì bà chủ đã cho ông lão 1 ổ bánh mì cộng thêm ông lão ấy là 1 người không tham lam nên ông ấy đã trả lại cho bà chủ
    Em rút ra được bài học là phải biết ơn người đã giúp mình và không được tham lam

  2. 1.Phương thức biểu đạt của văn bản: Tự sự.

    2.Ông lão quyết định tìm và trao trả lại chiếc nhẫn cho người chủ của nó là bởi ông là người có tấm lòng trung thực.

    3.Bài học: Trung thực là đức tính cần có ở mỗi con người. Sống có lòng trung thực sẽ được mọi người tin tưởng, yêu thương và giúp đỡ. Bởi vậy, mỗi chúng ta rèn luyện đức tính trung thực từng ngày để cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

  3. 1. Phương thức biểu đạt: tự sự

    2. Vì ông lão suy nghĩ tuy ông nghèo nhưng ông lão vẫn không lòng tham nên phải tìm và trao trả lại chiếc nhẫn cho người chủ của nó.

    3. Em rút ra được bài học cho bản thân là phải tự nhận thức năng lực của bản thân mình, ý chí vượt lên những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

  4. Câu 1:

    -Phương thức biểu đạt: tự sự.

    Câu 2:

    – Vì lòng trung thực vốn có của ông lão ăn xin.

    Câu 3:
    – Từ ý nghĩa của văn bản, em rút ra được bài học cho bản thân là mỗi con người chúng ta đều phải có lòng trung thực. Chúng ta phải học hỏi ông lão ăn xin, tuy nghèo nhưng không tham lam.

  5. Câu 1 :
    – Phương thức biểu đạt : Tự sự

    Câu 2 :
    – Ông lão quyết định tìm và trao lại chiếc nhẫn cho người chủ của nó vì : Ông muốn trả ơn cho người chủ của chiếc nhẫn (nhân vật “Bà chủ”) vì đã rộng lượng bố thí cho ông một ổ bánh mì.

    Câu 3 :
    – Từ ý nghĩa của văn bản trên, em rút ra được bài học cho bản thân là : Dù cho có khó khăn, chúng ta vẫn phải biết sống có tấm lòng nhân hậu và trung thực. Không nên vì sự khó khăn đó mà biến con người ta trở thành một kẻ xấu.

  6. Câu 1 :
    Phương thức biểu đạt của đoạn văn là : Tự sự

    Câu 2 :
    Theo văn bản, ông lão quyết định tìm và trao trả lại chiếc nhẫn cho người chủ của nó vì tâm lòng lương thiện của ông hiện lên trên người ông và cũng muốn mách bảo với chính bản thân ông là đừng tham lam.

    Câu 3 : Từ ý nghĩa của bài văn trên, em rút ra được bài học cho bản thân là: Làm người đừng bao giờ kiêu ngạo hay là ích kỉ vì chính điều đó, nó sẽ khiến cho mọi người không còn thiện cảm nữa, mà thay vào đó chính sự khinh thường, cười nhạo của họ. Tại sao chúng ta không trở thành người lương thiện. Khi mình đã sống tốt, hiền lành, không ích kỉ hay là tham lam, sẽ nhận lại sự tin tưởng, thiện cảm từ mọi người xung quanh, ta sẽ làm được nhiều điều có ích cho cuộc sống sau này.

  7. Câu 1: tự sự.

    Câu 2 : theo em là vì ông ấy có một tấm lòng lương thiện và nếu có người biết được thì ông ấy sẽ có rất nhiều tiếng đồn xấu.

    Câu 3: lòng trung thực là Đức tính tốt và ai cũng cần phải có. Khi trung thực cuộc sống của chúng ta sẽ dễ dàng hơn vì không phải lo sợ vì đã đánh cắp thứ gì đó. Do đó chúng ta nên trung thực trong mọi việc vì khi ấy chúng ta sẽ được đền đáp xứng đáng

  8. 1. Phương thức biểu đạt là tự sự

    2.Vì ông lão ăn mày là người không có lòng tham.

    3.Từ ý nghĩa của Văn bản em rút ra được bài học là khi nhặt được đồ của người khác phải kiếm chủ và trả lại . Cũng giống như bạn nếu không có lòng tham như ông lão , bạn sẽ nhận lại được sự tin tưởng của người khác .

  9. 1)Phương thức biểu đạt là: Văn Kể

    2)Nếu ông quyết định lấy đi thì bà chủ sẽ đau lòng,sốt sắn đi tìm chiếc nhẫn đó nên ông lão trả lại cho bà chủ.

    3)Từ văn bản em rút ra được bài học nhặt được của rơi nên đưa cho chủ nhân của vật đấy hoặc nếu không tìm được chủ nhân vật đấy thì đưa cho cảnh sát địa phương để trả lại cho chủ nhân.

  10. 1.Phương thức biểu đạt là tự sự

    2.Theo văn bản ông lão quyết định trả lại chiếc nhẫn cho người chủ của nó vì ông có 1 tấm lòng cao cả dù là ăn mày nhưng ông vẫn giữ sĩ diện để trả lại cho chủ của chiếc nhẫn

    3. Em đã rút ra bài học phải luôn trung thực , luôn trả lại cho người mất , không gian dối thì mới được mọi người kính yêu , trân trọng.Trung thực là 1 đức tính đáng quý của con người và ai cũng phải trung thực đề xây nên 1 xã hội văn minh , trung thực

  11. Câu 1: phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là tự sự.
    Câu 2: Vì ông lão biết là nên trả lại đồ cho người khác khi mình vô tình tìm được vì nếu ông lấy và bán nhẫn đi thì chả khác nào ông trộm nó.
    Câu 3: em rút ea bài học là em phải biết trả lại đồ cho người khác. Không được ăn trôm và lấy thứ không thuộc về mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang