»» Nội dung bài viết:
Đọc hiểu văn bản:
HANG ÉN
(Hà My)
I. Kiến thức văn bản.
– Xuất xứ: Văn bản trích trong trang thông tin điện tử Sở Du lịch Quảng Bình, 14/10/2020 của tác giả Hà My.
– Bố cục:4 phần
+ Phần 1 (từ đầu cho đến “khám phá thú vị”): Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá Hang Én.
+ Phần 2 (tiếp theo đến “giấc mộng đẹp”): Hành trình vào Hang Én.
+ Phần 3 (tiếp theo đến “giấc mộng đẹp”): Vẻ đẹp của Hang Én.
+ Phần 4 (đoạn còn lại): Cảm nhận của tác giả về Hang Én.
– Thể loại:kí.
– Giá trị nội dung: Hang Én là một bài kí kể lại cuộc hành trình khám phá hang én của nhân vật tôi. Tác phẩm đã cung cấp cho người đọc những thông tin từ khung cảnh, thảm thực vật,… vừa hùng vĩ, vừa mơ mộng của địa điểm này.
– Giá trị nghệ thuật: Sử dụng ngôi kể thứ nhất tăng sự chân thực, trình tự miêu tả hấp dẫn, cách miêu tả thú vị cùng những thông tin chính xác.
II. Phân tích văn bản.
1. Hành trình đến với Hang Én.
– Khởi đầu từ con dốc Ba Giàn dài gần 2 km.
+ Dốc cao và gập ghềnh.
+ Đường đi khó khăn: đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chăng có cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín.
+ Sự phong phú của sinh vật: cây cổ thụ tán cao; phong lan đang nở hoa; các loài sên, vắt, côn trùng, chim chóc…
– Đi hết dốc là tới thung lũng Rào Thương:
+ Được bao quanh bởi con suối cùng tên.
+ Con đường qua thung lũng trải theo tiếng suối.
+ Nước trong vắt, mát lạnh.
+ Dưới suối còn có làn đá cuội nơi đáy suối.
+ Những loại bươm bướm đủ màu sắc.
→ Ngỡ mình đi trong một giấc mộng đẹp.
2. Vẻ đẹp của Hang Én.
– Ba cửa lớn: cửa trước có 2 lớp, vòm cửa dẫn vào một “sảnh chờ” rộng rãi, cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm đá rộng sâu quá thắt lưng…
– Lòng hang én:
+ Nơi rộng nhất 100m2 , có thể chứa hàng trăm người.
+ Trần hang cao tương đương tòa nhà 40 tầng (120m).
+ Cửa thứ 2 thông lên mặt đất như giếng trời đón khí và ánh sáng.
+ Quãng sông ngầm êm đềm trước thềm hang chính, len các hang phụ chừng 4km rồi đổ ra cửa sau.
+ Ở hang chính bờ sông cát mịn, nước mát, đáy toàn sỏi, đá đã bào nhẵn.
– Trong hang:
+ Én: Hồn nhiên cư ngụ và chưa biết sợ con người.
+ Bốn bên dày đặc én.
+ Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mớm mồi cho con; Én anh chị rập rờn bay đôi; Én con chấp chới vỗ cánh; Én thiếu niên ngủ nướng.
+ Én xuống kiếm ăn, gãy cánh: ung dung mổ cơm trong tay con người, thản nhiên đi quanh lều.
+ Đàn én cuối cùng về hang khi nền trời đã sẫm hẳn.
+ Tiếng chim ríu rít như ru nhau, ru người,… đến cả đêm.
– Phía sau hang:
+ Hàng trăm dải san hô uốn lượn tạo tầng bậc, đọng đầy nước trong.
+ Trên dải hóa thạch sò, ốc, san hô…
+ Nhũ đá, măng đá, ngọc động giăng đầy vách núi, sàn hang…
+ Bóng tối trùm kín lòng hang Én thì khoảng trời phía trên cửa hang thứ hai vẫn sáng rất lâu.
3. Con người với Hang Én.
– Trong lịch sử: Người A-rem ngày trước ở hang Én, trứng chim là nguồn thực phẩm của họ. Khi ra ngoài họ vẫn giữ hội “ăn én”, dấu tích của một thế hệ leo vách đá, trần hang: bàn chân mỏng, ngón dẹt.
– Đoàn người hiện tại:
+ Đối với nhân vật tôi, là một chuyến hành trình thú vị.
+ Sự tương tác với động vật: đàn bướm, chú én ngủ nướng, chú én bị gãy cánh….
+ Ai nấy nhoài khỏi lều, chân trần chạy quanh sông rồi ngồi ngay bên bờ cát vực nước rửa mặt, hít căng lồng ngực không khí tinh khiết.
→ Sự hòa hợp, gắn bó của con người đối với thiên nhiên.
III. Đánh giá khái quát.
– Từ sự trải nghiệm của bản thân trong hành trình khám phá Hang Én, tác giả với ngòi bút chân thực, dòng kí được kể theo trình tự thời gian và không gian hợp lí, cách miêu tả sắc nét, chọn lọc chi tiết và hình ảnh đặc sắc, văn bản đã thể hiện những cảm nhận chân thực về Hang Én (Quảng Bình) về cuộc sống nguyên thủy, hoang dã nhưng có vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, bí ẩn của thiên nhiên, thôi thúc người đọc trải nghiệm, khám phá, chinh phục.
IV. Luyện đề.
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về hang Én.