Đọc hiểu văn bản:
Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
(Hồ Chí Minh)
I. Đọc – hiểu chú thích:
1. Tác giả:
– Hồ Chí Minh (1890- 1969), quê tỉnh Nghệ An, là một nhà cách mạng lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài ba, nhà ngoại giao kiệt xuất, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
– Bác sáng tác bằng nhiều thể loại nhưng nổi bậc hơn cả là thơ ca. Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng, lãng mạn.
2. Tác phẩm:
– Hoàn cảnh sáng tác: Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc
– Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
– Bố cục:
+ Phần 1 (2 câu đầu): Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác
+ Phần 2 (2 câu sau): Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng
– Nội dung: Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù khổ cực tăm tối. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hoàn cảnh ngắm trăng của thi sĩ (2 câu thơ đầu):
– Thời gian: nửa đêm
– Không gian: trong tù, nơi chỉ có bốn bức tường tối tăm và xiềng xích.
– Điều kiện: “vô tửu diệc vô hoa” (không rượu cũng không hoa)
⇒ Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ, ở cái nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ đến cái chết, sự tra tấn, đau khổ nhưng dường như Bác đã quên đi hoàn cảnh và thân phận tù nhân của mình mà thoải mái đứng ngắm trăng, làm thơ.
– Việc kể ra hoàn cảnh ngay trong câu thơ đầu không hải nhằm mục đích kêu than hay kể khổ mà để lí giải cho tâm trạng băn khoăn “nại nhược hà?” (khó hững hờ) sau đó của người thi sĩ
– Câu thơ thứ hai là một câu hỏi tu từ, thể hiện tâm trạng bối rối, xao xuyến trước cảnh đẹp ngoài song sắt. Trước cảnh trăng đẹp như vậy nhưng Bác lại không có rượu để đáp lại tình tứ của ánh trăng, điều này lại càng làm thi nhân bối rối hơn.
– Trước sự khó khăn thiếu thốn ấy Bác vẫn hướng tới trăng bởi Người yêu trăng và có sự lạc quan hướng đến điểm sáng trong tâm hồn để vượt qua cảnh ngộ ngặt nghèo
2. Sự giao hòa giữa trăng và Bác.
– “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt”: Người và trăng đối nhau qua khung cửa nhà tù ⇒ Bộc lộ chất thép trong tâm hồn, vẫn bất chấp song sắt trước mặt để ngắm trăng.
– Nhân hóa “nguyệt tòng song khích khán thi gia”: thể hiện trăng cũng giống như con người, cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm ngắm nhà thơ. Đây chính là sự hóa thân kì diệu, là giây phút thăng hoa tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ, cho thấy sự giao thoa giữa người và trăng ⇒ Trăng giống như tri kỉ của con người.
– Nghệt thuật hết sức cân chỉnh ⇒ Sức mạnh tinh thần kì diệu, phong thái ung dung của người chiến sĩ Cách mạng.
⇒ Thông qua một khoảnh khắc ngắm trăng của thi sĩ, bài thơ thể hiện cốt cách thanh cao vượt khỏi tù đày của người tù cách mạng hướng về tương lai tốt đẹp.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
– Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù khổ cực tăm tối.
2. Nghệ thuật:
– Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị.
– Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ.
– Ngôn ngữ lãng mạn.
– Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành.
Trả lời câu hỏi SGK.
Câu 1 (trang 38 SGK) Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và phần giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xác từng câu trong bài thơ. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.
Trả lời:
Đối chiếu giữa các nguyên tác, bản dịch nghĩa, dịch thơ:
– Ở câu thơ thứ hai: cụm từ “nại nhược hà?” nghĩa là “biết làm thế nào?” diễn tả sự bối rối, xốn xang của nhân vật trữ tình.
+ Nếu dịch thơ cụm từ “nại nhược hà” thành “khó hững hờ” vô hình chung đã làm mất đi sự tinh tế trong cảm nhận.
⟶ Gây người đọc hiểu rằng nhân vật trữ tình quá “tỉnh táo”, thậm chí “hững hờ” trước cảnh đẹp tự nhiên.
– Ở hai câu thơ cuối, bản dịch thơ chưa thật đúng và sát với nguyên tác.
+ Hai câu cuối đăng đối trong từng câu, và giữa hai câu: chữ “song” mang lại giá trị cao. Chữ “nhân” đối với chữ “nguyệt” trong cùng một câu. Chữ “nguyệt” đối với “thi gia” ở cuối câu 4. Trong khi bản dịch thơ không đảm bảo được sự đăng đối này.
+ Trong nguyên tác, chữ “khán” nghĩa là ngắm, câu thơ thứ 2 dịch thành “nhòm” làm mất đi tính hàm súc, sự nhã nhặn của ý thơ.
Câu 2 (trang 38 SGK): Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa”? Qua hai câu đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời?
Trả lời:
– Vọng nguyệt (hay đối nguyệt, khản minh nguyệt) là một thi đề rất phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa, gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng: có rượu và hoa thì sự thưởng trăng mới thật mười phần thú vị, mĩ mãn. Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng khi thánh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng ở đây, Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt, trong ngục tù!
– Có thế hiểu rằng, trước cảnh đêm trăng quá đẹp, Hồ Chí Minh bỗng khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không cỏ rượu và bởi những gách nặng về vật chất, tâm hồn vẫn tự do, vẫn ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp.
– Câu thứ hai, có cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đêm trăng quá đẹp của Bác Hồ. Câu thơ cho thấy rõ tâm hồn nghệ sĩ đích thực của Người. Mà trong tù thì biết làm thế nào để có cuộc ngắm trăng thực sự, và vì vậy mà càng bứt rứt, bối rối. Người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, lão luyện ấy vẫn là một con người yêu thiên nhiên một cách say mê và hồn nhiên, đã rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp, dù đang là thân tù.
Câu 3 (trang 38 SGK)
Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Trả lời:
Hai câu thơ cuối có sự đăng đối về mặt ý và hình thức:
+ Chữ “song” (cửa sổ) ở giữa cặp từ nhân/ nguyệt- minh nguyệt/ thi gia: người tù vượt qua song sắt, qua sự kìm kẹp để hướng ra ngoài ngắm trăng.
+ Trăng cũng nhòm qua khe cửa ngắm nhà thơ: sự giao hòa giữa trăng với người, người và trăng.
+ Biện pháp nhân hóa: trăng trở thành người bạn tri âm tri kỷ từ rất lâu của người tù.
⟶ Cả người và trăng đều chủ động gặp gỡ tự do, vượt qua những rào cản cửa sắt nhà tù. Cuộc ngắm trăng này trở nên thi vị khi hai tâm hồn tri kỉ tìm đến với nhau: người- trăng.
Câu 4 (trang 38 SGK)
Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?
Trả lời:
– Bài thơ vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, một biếu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ ở Bác Hồ, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì vậy có thế nói, đằng sau những câu thơ rất thơ đó lại là một tinh thần thép, mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hắn lên sự đè nặng tàn bạo của tù ngục. Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở… của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, đã để tâm hồn bay bống tìm đến “đối diện đàm tâm” với vầng trăng tri âm.
– Bài thơ là một chứng minh sinh động cho hai câu thơ Hồ Chí Minh viết ngoài bìa tập Nhật kí trong tù: “Thân thể ở trong lao – Tinh thần ngoài lao”.
Tham khảo:
Cảm nhận nội dung ý nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh
- Mở bài:
Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ văn đông tây kim cổ, đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai mờ trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là nhà thơ – lãnh tụ Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ.
- Thân bài:
Bài thơ “Ngắm trăng” ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: giữa chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ – người tù tay bị xích, chân bị cùm, thân thể bị đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thủ lương tiểu nại nhược hà?
(Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: trong tù và thiếu thốn nhiều thứ. Việc kể ra hoàn cảnh ngay trong câu thơ đầu không phải nhằm mục đích kêu than hay kể khổ mà để lí giải cho tâm trạng băn khoăn của người thi sĩ. Trong tù làm gì có rượu và hoa, những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay trong hoàn cảnh lao tù đày, cái “không rượu” luôn chồng lên cái “không hoa”… Hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả.
Bác nói đến khó khăn ấy là muốn bày tỏ sự lạc quan hướng đến điểm sáng trong tâm hồn để vượt qua cảnh ngộ ngặt nghèo. Trước sự khó khăn thiếu thốn ấy, Bác vẫn hướng tới trăng bởi Người yêu trăng và có sự lạc quan hướng đến điểm sáng trong tâm hồn để vượt qua nghịch cảnh.
Trước cảnh đẹp đẽ của đêm trăng, Bác với tâm hồn của một người nghệ sĩ, một chiến sĩ yêu cuộc đời tha thiết không thể nào hững hờ, không thể bỏ lỡ. Trong trái tim yêu đời bao la của Người, cảm hứng vẫn dạt dào và nồng đượm, khiến Người phải thốt lên: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Ánh trăng thanh khiết vời vợi kia như thúc giục, như mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà giao hòa, chia sẻ. Người luôn vượt qua khó khăn hướng tới ánh sáng, vẫn luôn xốn xang trước cái đẹp dù cho trong hoàn cảnh nào.
Thế nhưng, nghiệt nỗi hoàn cảnh trói buộc con người. Con người đang bị giam hãm, cho nên việc thưởng ngoạn chỉ thu gọn trong một cử chỉ âm thầm, lặng lẽ.
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm qua khe cửa ngắm nhà thơ)
Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình. Người và trăng đối nhau qua khung cửa nhà tù: “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt”. Câu thơ bộc lộ chất thép trong tâm hồn, vẫn bất chấp song sắt trước mặt để ngắm trăng. Dù trong cảnh tù đày, sống chết chưa biết sao đây nhưng lúc nào trong tâm hồn người cũng dạt dào tin tưởng, luôn dành cho cuộc sống niềm mến yêu sâu sắc nhất.
Trước sự hiện diện của trăng đẹp, cái hiện thực tối tăm, u ám của nhà tù dường như bị xóa tan, nhường chỗ cho mối giao hòa thiêng liêng giữa nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu. Bác hướng cái nhìn vào ánh trăng sáng trong đêm lao ngục cũng như bao lần khác, trong hoàn cảnh sống gian nan, Người luôn hướng tới cái đẹp của cuộc đời. Thế nên, Người mới nhận ra: “Nguyệt tòng song khích khán thi gia”. Vầng trăng ngoài kia cũng giống như con người, cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm ngắm nhà thơ. Sự thổ lộ, giãi bày chân thành tự trong sâu thẳm hồn con người đã được trăng cảm động và chia sẻ. Chỉ có thi sĩ mới nhìn thấy tình cảm kỳ diệu ấy. Đây chính là sự hóa thân kì diệu, là giây phút thăng hoa tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ, cho thấy sự giao thoa giữa người và trăng.
- Kết bài:
Bài thơ hết sức cân chỉnh cả lời và ý thể hiện sức mạnh tinh thần kì diệu, phong thái ung dung của người chiến sĩ Cách mạng. Suốt bài thơ, không một âm thanh, một tiếng động nào dù là nhỏ. Sự im lặng tuyệt đối ấy tôn lên cái sâu thẳm của hồn người, hồn tạo vật. Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ. Không nói mà nói bao điều. Giữa bao điều bài thơ trăng, bài “Ngắm trăng” của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp giản dị mà khác lạ. Bốn câu, hai mươi tám chữ, ngắn gọn là vậy mà hàm chứa tuyệt vời sâu sắc về đạo đức, phẩm giá và phong cách của một con người chân chính.
Tham khảo:
Cảm nhận bài thơ Ngắm trăng
- Mở bài:
“Ngắm trăng” là bài thơ nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh, được viết khi Người đang bị giam giữ ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc. Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh ngục tù tối tăm.
- Thân bài:
Xưa nay, thi nhân khi gặp cảnh trăng đẹp sẽ mang rượu ra, ngồi dưới ánh trăng thư thái uống rượu, thưởng hoa, ngắm trăng, làm thơ. Đây được coi là thú vui tao nhã, đầy lãng mạn và thi vị.
Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác thật đặc biệt:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Thời gian vào nửa đêm. Không gian ở trong tù, nơi chỉ có 4 bức tường tối tăm và xiềng xích. Điều kiện ngắm trăng hết sức hạn chế: “vô tửu diệc vô hoa” (không rượu cũng không hoa). Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ, ở cái nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ đến cái chết, sự tra tấn, đau khổ nhưng dường như Bác đã quên đi hoàn cảnh và thân phận tù nhân của mình mà thoải mái đứng ngắm trăng, làm thơ.
Câu thơ thứ 2 là một câu hỏi tu từ, thể hiện tâm trạng bối rối, xao xuyến trước cảnh đẹp ngoài song sắt. Trước cảnh trăng đẹp như vậy nhưng Bác lại không có rượu để đáp lại tình tứ của ánh trăng, điều này lại càng làm thi nhân bối rối hơn.
Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của ánh trăng:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Rõ ràng, xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ không thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng lớn. Hai câu thơ đối nhau: Mỗi câu thơ chia làm 3, 1 bên là “nhân” (chỉ thi nhân), 1 bên là “nguyệt” (trăng), và ở giữa là song sắt nhà tù. Cấu trúc đối này đã vẽ ra hoàn cảnh thực tại (song sắt nhà tù chia rẽ người và trăng), nhưng chính từ đó, người đọc lại thấy nổi bật lên đó là sự giao thoa, sự hòa quyện giữa thi nhân với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh, Qua đó thể hiện tình bạn tri âm tri kỉ đầy xúc động giữa nhà thơ với trăng.
Trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường. phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất. bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích Hình ảnh Bác hướng về ánh trăng qua song sắt nhà tù đã cho thấy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn đau đáu hướng về bầu trời tự do, về tương lai tươi sáng của đất nước. Ánh trăng ấy hay chính là ánh sáng hy vọng mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng một lòng muốn giải phóng dân tộc.
- Kết bài:
Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, ngắn gọn mà hàm súc. Nghệ thuật đối, nhân hóa trăng như người bạn tri âm tri kỉ. Bài thơ là sự thành công về cả nội dung lẫn nghệ thuật, giúp người đọc hiểu thêm về Bác với những phẩm chất, lối sống cao đẹp.