Đọc hiểu văn bản truyện cổ tích Sọ Dừa

doc-hieu-van-ban-truyen-co-tich-so-dua

SỌ DỪA
(Truyện cổ tích)

I. Tri thức văn bản:

Truyện cổ tích là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. Qua đó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp Truyện cổ tích thường hướng tới những vấn đề nhân sinh, những quan hệ đời thường, có chức năng nhận thức con người, nhận thức những quan hệ giữa con người với con người, đồng thời giáo dục con người khát vọng hướng thiện.

– Truyện Sọ Dừa thuộc thể loại truyện cổ tích thần kì kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người. Sọ Dừa thuộc nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh: về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi, về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng. Ngoài “Sọ Dừa” còn có một số truyện tiêu biểu như: “Lấy vợ Cóc ”, “Cây tre trăm đốt… ”. 

– Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.

– Người kể chuyện: Ngôi thứ ba.

– Tóm tắt: Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo họ hiền lành nhưng mãi không có con. Một hôm người vợ thấy cái sọ dừa bên trong đựng đầy nước bèn bưng lên uống. Rồi bà mang thai. Sau đó, bà sinh ra một đứa bé không chân không tay tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm nhưng không đành vất đi. Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm. Rồi chàng được phú ông gả cho cô út mà không chê chàng xấu xí. Ngày cưới một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út xuất hiện. Hai vợ chồng Sọ Dừa ở với nhau rất hạnh phúc. Sọ Dừa đèn sách ngày đêm thi đậu trạng nguyên. Cô út bị hai cô chị hãm hại nhưng nhờ duyên số, may mắn vợ chồng lại đoàn tụ.

– Bố cục (3 phần):

+ Phần 1 (Từ đầu đến …đặt tên cho nó là Sọ Dừa): Sự ra đời của Sọ Dừa.

+ Phần 2 (Tiếp theo đến …phòng khi dùng đến): Sự tài giỏi của Sọ Dừa.

+ Phần 3 (Còn lại): Lý do cô út lấy Sọ Dừa.

– Giá trị nội dung:

+ Truyện kể về về chàng Sọ Dừa dù khiếm khuyết về thân thể nhưng luôn nỗ lực để làm chủ cuộc sống.

+ Đồng thời thể hiện mơ ước về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người tốt luôn được may mắn, đền đáp xứng đáng

+ Đề cao giá trị cốt lõi của con người và tình yêu thương đối với những người bất hạnh, nghèo khó.

– Giá trị nghệ thuật:

+ Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo – đặc điểm của thể loại cổ tích

+ Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Sự ra đời của Sọ Dừa:

– Bà mẹ vào rừng hái củi, khát nước mà không tìm thấy suối, bà uống nước mưa trong cái sọ dừa bên gốc cây to rồi mang thai

– Bà sinh ra một đứa bé không chân, không tay, tròn như quả dừa nhưng lại biết nói.

→ Sự ra đời kì lạ: đề cập đến những người đau khổ, thấp hèn trong xã hội xưa, vẻ ngoài xấu xí và ý thức sâu sắc về số phận, địa vị xã hội của mình.

2. Sọ Dừa cưới cô út, trở về với hình dạng ban đầu và thi đố trạng nguyên:

– Tài năng của Sọ Dừa:

+ Chăn bò rất giỏi: ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng.

+ Thổi sáo rất hay: thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.

+ Tự biết khả năng của mình: gì chứ cho phú ông thì con cũng làm được, muốn cưới con gái phú ông làm vợ.

→ Tuy có vẻ ngoài xấu xí nhưng Sọ Dừa có vẻ đẹp bên trong.

– Nhân vật cô út:

+ Hiền lành, tử tế, thông minh, biết xử trí kịp thời để thoát nạn, là người đầy tình thương.

+ Cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa vì tính tình hiền lành, tử tế, không phán xét qua vẻ bề ngoài; cô nhận ra vẻ đẹp bên trong Sọ Dừa, tình yêu chân thành.

– Sọ Dừa lấy cô út:

+ Có đầy đủ sính lễ theo yêu cầu của phú ông.

+ Sọ Dừa trở về hình dạng ban đầu là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú.

– Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên và được cử đi sứ.

→ Mơ ước đổi đời của nhân dân lao động.

3. Biến cố bị hãm hại và sự đoàn tụ của vợ chồng Sọ Dừa:

– Trong thời gian Sọ Dừa đi sứ, hai cô chị sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để làm bà trạng.

– Nhớ lời dặn của chồng, cô út thoát được chết, dựng lều sống giữa đảo vắng.

– Sọ Dừa gặp lại vợ ở đảo vắng, đón vợ về nhà.

– Kết thúc: hai vợ chồng Sọ Dừa sống hạnh phúc, hai cô chị bỏ đi biệt xứ.

→ Mơ ước về một xã hội công bằng,cái thiện chiến thắng cái ác.

4. Ý nghĩa của truyện.

– Đề cao, ca ngợi giá trị bên trong của con người → kinh nghiệm khi đánh giá con người: tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

– Đề cao lòng nhân ái.

– Khẳng định niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của sự công bằng.


Xem thêm: Phân tích truyện cổ tích SỌ Dừa.

I. Mở bài:

– “Sọ Dừa ” là truyện cổ tích về người mang lốt vật, đây là kiểu nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Nhân vật chính của truyện là cậu bé có hình hài dị dạng sọ dừa, bị mọi người xem thường, côi là “vô tích sự”. Nhưng cậu có phẩm chất, tài năng đặc biệt. Cuối cùng Sọ Dừa trút bỏ lốt vật, kết hôn cùng người đẹp, sống cuộc đời hạnh phúc. Truyện “Sọ Dừa” đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.

II. Thân bài:

1. Nhân vật Sọ Dừa.

– Sọ Dừa thuộc kiểu truyện nhân vật mang lốt là một truyện cổ tích tiêu biểu thuộc kiểu truyện nhân vật xấu xí mà tài ba (còn gọi là kiểu nhân vật mang lốt). Những câu chuyện dạng này thường kể về cuộc đời của những nhân vật đội lốt vật (Tạy vợ cóc, Lấy chẳng dê, Chàng rắn) hoặc mang một hình dạng xấu xí. Ban đầu, những nhân vật đó thường bị xem thường, bị khinh rẻ. Nhưng bằng tài năng, phẩm chất của mình, họ đã vượt qua những thử thách, khó khăn để đạt được hạnh phúc (thường là trút bỏ lốt xấu xí, lấy được người đẹp và sống hạnh phúc trọn đời.

– Tuy là một truyện cổ tích thần kì, tính chất thần kì thấm sâu vào tồ chức kết cấu của tác phẩm từ đầu đến cuối, nhưng không có nhân vật thần kì riêng biệt (Tiên, Bụt, Chim thần…) như ở nhiều truyện cổ tích thần kì khác (Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Cây khế…).

– Ở đây yếu tố thần kì nằm ngay trong nhân vật chính: Sọ Dừa. Sọ Dừa là người trần có nguồn gốc thần tiên. Sự phát triển của nhân vật Sọ Dừa ở trong truyện này có thể được phân thành hai giai đoạn rõ rệt. Giai đoạn đầu, từ khi sinh ra đến khi cưới vợ. Giai đoạn sau từ khi cưới vợ đến cuối truyện. Cả hai giai đoạn, Sọ Dừa đều không ngừng nỗ lực vuơn lên, vượt qua nhiều khó khăn thử thách để tồn tại và phát triển.

2. Những khó khăn và sự nỗ lực vươn lên không ngừng cùa Sọ Dừa,

– Sọ Dừa được sinh ra đời một cách kì lạ.

+ Sọ Dừa là người trần có nguồn gốc thần tiên, về chỗ này, Sọ Dừa và Thạch Sanh có sự giống nhau trong bản chất, nhưng sự thể hiện thì khác nhau rất nhiều.

+ Ngay từ khi thụ thai, hai nhân vật này đã có sự khác nhau. Bà mẹ Thạch Sanh nằm mơ thấy “rồng ấp” rồi có thai, còn bà mẹ Sọ Dừa thụ thai sau khi uống nước ở trong cái sọ dừa ở gốc cây trong rừng!

+ Thạch Sanh sinh ra, lớn lên một cách bình thường, là một chàng trai khôi ngô. tuấn tú, “mặt đỏ mày xanh ”. Còn Sọ Dừa, sinh ra là một cục thịt tròn lông lốc, có mặt mũi, miệng tai, nhưng không có mình mầy chân tay!

+ Bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa còn phải ẩn kín trong cái lốt “sọ” xấu xí gớm ghiếc… Đó là một thử thách cực kì to lớn, khó khăn mà nhân vật này phải kinh qua để khẳng định và bộc lộ bản chất tốt đẹp của mình.

– Ở giai đoạn đầu, Sọ Dừa phải phấn đấu để khẳng định sự tồn tại và phát triển của mình trong hai điều kiện khó khăn, thử thách hết sức lớn: gia đình thì nghèo khó, lại không có cha; bản thân thì phải mang lốt sọ.

+ Câu nói đầu tiên của Sọ Dừa khi mới sinh ra là lời cầu xin mẹ đừng vút bỏ: “Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp. ”

+ Câu nói thật giản dị, đơn sơ nhưng hết sức cảm động và giàu ý nghĩa. Cái lí và cái tình, cái bình thường và cái kì diệu đều nằm trong câu nói ấy. Bình thường, vì đó là lời nói tự nhiên của đứa trẻ khi nó biết bà mẹ định vứt nó đi; nhưng rất phi thường, kì diệu ở chỗ cái thai mới sinh ra như một “cục thịt tròn lồng lốc” mà lại biết nói tiếng người rất rành rọt và thấu tình đạt lí. Nghe câu nói như vậy, bà mẹ nào có thể cầm lòng và đang tâm ném cái thai đi. Bởi vì, bên trong cái dị’ dạng, khác thường của cái quái thai, lại có cái bình thường, hợp tình hợp lí của tiếng nói con người thực sự.

+ Thiếu tiếng nói thực sự con người ấy, thì cái quái thai chỉ còn là cái đáng sợ và không một người phụ nữ nào dám nuôi nó cả.

– Hành động quan trọng thứ hai, đáng chú ý và cũng là khởi nguồn cho những tài năng của Sọ Dừa phát huy là việc chàng đòi mẹ xin cho mình được đi chăn bò của nhà phú ông. Chi tiết này chẳng những rất giàu nội dung, ý nghĩa mà còn rất tuyệt vời về giá trị nghệ thuật. Nó vừa thể hiện được bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa (lòng thương yêu mẹ, yêu lao động, không sợ khó khăn…) vừa tạo điều kiện, hoàn cảnh để Sọ Dừa và cô gái út của phú ông gặp nhau, yêu nhau và lấy nhau sau này.

– Sọ Dừa chẳng những chăn bò được mà còn chăn dê giỏi và điều đó đã chuẩn bị cơ sở vững chắc cho chàng, tiến lên một bước mới trong sự phát triển tự nhiên của mình là: lấy vợ!

Tục ngữ Việt Nam có câu:

“Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà,
Cứ ba việc đó đều là khó khăn”

– Đối với Sọ Dừa, việc lấy vợ lại càng khó khăn hơn, vì nhà đã nghèo, thân hình lại xấu xí, quái dị. Vì thế, khi nghe thấy Sọ Dừa đòi lấy vợ, mà lại đòi lấy con gái phú ông, bà mẹ chàng “hết sức sửng sốt”

– Lão phú ông nghe nói thì cười mỉa. Và lão thách cưới rất cao, đủ thứ sang trọng trên đời, để Sọ Dừa không sao có thể có được. Đó là một cách từ chối khéo.

– Để khắc phục khó khăn này, Sọ Dừa hay đúng hơn là tác giả dân gian không thể không dựa nhiều vào yếu tố thần kì, ảo tưởng? “Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu sính lễ. Lại có cả chục giai nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà phú ông”

– Điều này cho thấy tác giả dân gian sử dụng yếu tố kì ảo rất có nguyên tắc, có chừng mực, có tính toán cẩn thận. Làm như vậy để giữ cho câu chuyện phát triển được tự nhiên, tuần tự, từ thấp đến cao, làm cho người nghe hứng thú theo dõi liên tục, không bị nhàm chán.

– Vả lại, phải để cho chàng trai khôi ngô, tuấn tú Sọ Dừa xuất hiện vào thời điểm đúng nhất, đắt nhất, và đẹp nhất. Đó chính là lúc hai vợ chồng chàng nắm tay nhau ra chào và cám ơn hai họ đang dự lễ cưới. Dù là tiểu thuyết, truyện ngắn, hay truyện kể dân gian thì sự sắp xếp, bố trí các sự việc, tình tiết, nhân vật cũng đều rất quan trọng. Ở đây, tác giả sắp xếp như thế là họp lí và có hiệu quả cao nhất.

– Sự xuất hiện của chàng trai khôi ngô, tuấn tú Sọ Dừa trong lễ cưới đã kết thúc giai đoạn thứ nhất, giai đoạn đội lốt của chàng và mở ra một giai đoạn mới: giai đoạn học hành đỗ đạt và đi sứ.

– Sọ Dừa đỗ trạng nguyên nhờ trí thông minh và sự chăm chỉ học hành của chàng, chứ không phải “gặp may” hay có sự phù trợ của một lực lượng thần kì nào cả.

– Việc chàng được nhà vua trưng dụng, bổ làm quan ở kinh kì và cử đi sứ nhiều năm cũng là sự phát triển tự nhiên, họp lí của một người đỗ đạt và có tài năng.

– Ba thứ mà chàng trao cho vợ trước lúc đi xa: “Con dao, hòn đủ lừa, hai quả trứng gà” đều là những vật dụng thông thường của đời sống người nông dân. Nó thể hiện sự phòng xa, sự lường trước những khó khăn thực tế của một người có trí tuệ và kinh nghiệm, chứ không có gì là thần kì ảo tưởng cả. Và về sau, khi vợ chàng lâm nạn, các thứ vật dụng đó đã phát huy tác dụng bình thường của chúng để giúp cho vợ chàng duy trì được sự sống của mình nơi hoang đảo cho đến lúc gặp chàng.

– Không có phép thần thông biến hoá gì đặc biệt, nhưng “con dao ”, “hòn đá lửa” và “hai quả trứng gà” quả thực đã phát huy được những tác dụng kì diệu đối với vợ Sọ Dừa. Thiếu chúng thì cô không thể sống để gặp chồng được. Đó là cái kì diệu của trí tuệ và kinh nghiệm sống của con người chứ không phải của thần linh,tiên,bụt phù phép.

– Sau khi gặp vợ và biết rõ âm mưu, hành động gian ác, xấu xa, bỉ ổi của hai người chị vợ, Sọ Dừa bình tĩnh và giải quyết rất tế nhị, sâu sắc và cao tay.

– Việc chàng để vợ ẩn kín trong phòng riêng, để trực tiếp lắng nghe hai người chị vợ kể công, kể nỗi…, cho thấy Sọ Dừa quả thực là một người có nghị lực, tài năng và khôn khéo biết nhường nào?

– Truyện Sọ Dừa kết thúc với sự việc: Sọ Dừa đưa vợ ra chào hai chị và bà con đang dự tiệc khiến cho mọi người ngạc nhiên, vui sướng, còn hai người chị thì hoảng hốt run sợ và lẳng lặng lén ra ngoài trốn đi biệt tích.

– Đó là cách kết thúc hay, rất phù hợp với truyện. Sự kết thúc có hậu ở đây diễn ra rất tự nhiên, hợp lí nhưng chỉ thật hay khi Sọ Dừa đã có cuộc tiếp xúc và chuyện trò với hai người chị vợ, như chàng đã làm và tác giả dân gian đã xây dựng, sắp xếp.

3. Nhân vật bà mẹ của Sọ Dừa:

– Ngoài Sọ Dừa, truyện này còn có hai nhân vật chính diện nữa là bà mẹ Sọ Dừa và cô gái út nhà phú ông (vợ Sọ Dừa).

– Truyện cổ dân gian Việt Nam đã nói đến nhiều bà mẹ (bà mẹ Gióng, bà mẹ Thạch Sanh, bà mẹ Tống Trân…). Các bà mẹ Việt Nam trong cổ tích (thuộc phe thiện) đều hiền lành, tần tảo, chịu thương, chịu khó và thương yêu con rất mực. Nhưng chịu thương, chịu khó và dày công lao, tình nghĩa với con như bà mẹ Sọ Dừa thì thật là đặc biệt hiếm có.

– Người chịu nhiều đau khổ và có vai trò quan trọng nhất trong sự tồn tại và phát triển của Sọ Dừa chính là bà mẹ của chàng. Thánh Gióng chỉ ở với mẹ đến tuổi lên ba, Thạch Sanh cũng mất mẹ từ tấm bé, còn Sọ Dừa ở với mẹ và được mẹ dày công chăm sóc, lo liệu, giúp đờ liên tục từ khi sinh ra cho đến khi cưới vợ và học hành, đồ đạt (khoảng hai mươi năm). Nhưng điều đáng nói không phải ở chỗ thời gian dài hay ngắn mà là ở tính chất khó khăn, gian khố của công việc. Việc nuôi con nói chung đều gian khổ, nhưng có lẽ không bà mẹ nào (dù là trong văn học, nghệ thuật hay trong cuộc đời thực) phải nuôi con khó khăn, gian khổ hơn b,à mẹ Sọ Dừa. Bởi vì bà phải nuôi một cái quái thai, trong điều kiện tuồi già, đi ở, chồng chết và hơn nữa lại bị những người chung quanh xa lánh, kinh tởm.

– Vậy yếu tố gì đã giúp bà vượt được khó khăn để dũng cảm nuôi con khôn lớn trưởng thành. Đó chính là tình thương, niềm tin và hi vọng. Nếu ta chú ý đến nhũng chi tiết đầu tiên của truyện là vợ chồng bà đã ngoài năm mươi tuổi mà vẫn chưa có con và một hôm bà vào rừng, khát quá đành phải uống nước trong một cái sọ dừa ở hốc cây thì sẽ có thể rút ra được một điều nhận xét rất thú vị là ở bà mẹ Sọ Dừa có hai “cơn khát” – cơn khát nước nhất thời trong buổi đi rùng và sự “khát con” đang kéo dài gay gắt trong tuổi năm mươi. Và may mắn, kì diệu thay, chính thức “nước ở trong cái sọ dừa” mà bà ngẫu nhiên bắt gặp và vì khát quá, bà phải uống ấy, đã cùng một lúc “giải” được cả hai “cơn khát” cho bà và bà có mang. Thế là bà có thêm niềm tin và hi vọng để tiếp tục sống và làm việc, kể cả khi người chồng của bà đă qua đời.

– Khi sinh ra cái “quái thai” bà đau khổ, buồn phiền, kinh sợ và mất hết niềm tin, hi vọng, bà định ném nó đi. Nhưng không ngờ c.ái “quái thai” lại biết nói tiếng người và nói một cách rõ ràng, rành mạch, thấu tình đạt lí: ‘’Mẹ ơi, con là người đây. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp”

– Tiếng nói ấy đã khơi dậy tình thương, niềm tin và hi vọng cho bà. Không có tiếng nói thấu tình đạt lí ấy của con người (dù là con người trong hình thức “quái thai ”), thì làm sao bà mẹ có thể đủ sức lực và can đảm đế nuôi nổi Sọ Dừa – một cục thịt tròn lông lốc, không còn mình mẩy chân tay.

– Con người không phải là gỗ đá, niềm tin và hi vọng không thể giữ nguyên, nếu thực tế không có gì đổi thay tốt đẹp. Đó chính là lúc bà mẹ Sọ Dừa cảm thấy nản lòng sau bảy tám năm nuôi con vất vả mà con chẳng biết làm gì, hình thù vẫn như cũ. Bà nói với Sọ Dừa: “Con nhà người ta bảy, tám tuôi đã đi ờ chăn bò. Còn mày thỉ chẳng được tích sự gì. Nghe bà mẹ phàn nàn như vậy, Sọ Dừa nói ngay: “Gì chứ chăn bò thì con chăn cũng được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con đến ở chăn bò. Thế là niềm tin và hi vọng của bà mẹ Sọ Dừa lại được củng cố!

– Việc Sọ Dừa chăn bò được và’ chăn bò giỏi, được phú ông hài lòng, khiên cho niềm tin và hi vọng của bà tăng lên. Đen khi Sọ Dừa cưới được vợ và thi đồ trạng nguyên thì bà hoàn toàn mãn nguyện. Vì tình thương con của bà không phụ công bà, niềm tin và hi vọng của bà đã được chứng minh. Bà sẽ yên lòng nhắm mắt xuôi tay. Hình tượng nhân vật bà mẹ Sọ Dừa được xây dựng thật công phu, phong phú và trọn vẹn.

4. Người con gái út của phú ông (vợ Sọ Dừa):

– Chi tiết quan trọng đáng chú ý trước hết ở nhân vật này là việc đem cơm cho Sọ Dừa. Khác với hai người chị, cô đi đến tận nơi, đưa cơm cho Sọ Dừa một cách tử tế. Nhờ vậy mà cô thấy được đúng con người thật của Sọ Dừa (một chàng trai khôi ngô tuấn tú, thổi sáo rất hay…). Và tình yêu đã đến với cô một cách rất tự nhiên, hợp lí. Có thể nói con mắt “tinh đời” và tấm lòng nhân hậu cúa cô đã giúp cô chọn được một người chồng lí tưởng. Điều đáng nói là người chồng cô chọn là “một đứa ở”, một đứa ở hình thù dị dạng khác thường. Không có con mắt “tinh đời ” nhìn rõ được bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa thì làm sao cô con gái út của phú ông có thể hành động như thế được?

– Việc cô giữ gìn và sử dụng tốt ba thứ chồng dặn (con dao, hòn đá lửa, hai quả trúng gà) để vượt qua hiểm hoạ, duy trì sự sống trên hoang đảo cho đến lúc gặp chồng – thể hiện rất rõ khả năng, nghị lực và phẩm chất của cô (sự dũng cảm, kiên trì, tháo vát. niềm tin, chung thủy…).

– Tác giả dân gian hầu như không để ý đến sự căm giận của nhân vật này đối với hai người chị gái. Cho nên sau khi từ hoang đảo về nhà, người vợ Sọ Dừa chỉ làm theo lời chồng một cách ngoan ngoãn, dễ thương. Điều này chứng tỏ cô là một người phụ nữ nhân hậu.

  • Kết bài:

– Truyện thể hiện ước mơ chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, lập lại công bằng trong xã hội. Ngoài ra, qua nhân vật Sọ Dừa với kết thúc tốt đẹp như vậy, người dân còn thể hiện tư tưởng con người được đánh giá, công nhận không phải qua hình thức bề ngoài mà phải bằng những phẩm giá và tài năng thật sự.

– Kết cấu truyện mạch lạc, dễ hiểu. Những yếu tố tưởng tượng mang tính chất kì ảo được thể hiện rõ nét khiến câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú cho người đọc.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.