Đóng vai nhân vật Trương Sinh đau đớn kể lại bi kịch gia đình mình
Tôi sinh ra đã là con nhà hào phú giàu có nhưng tôi lại ít ăn học. Đây cũng là niềm tiếc nuối nhất cuộc đời tôi. Đến tuổi cần thành gia lập thất, tôi đã đem lòng yêu thương người con gái họ Vũ – Vũ Thị Thiết. Nàng ấy là người dung mạo xinh đẹp, tính tình hiền lạnh, thuỳ mị lại ứng xử khéo léo , tinh tế. Tôi xin mẹ đem trăm lượng bạc vàng qua nhà để xin cưới nàng và may mắn nàng ấy đồng ý làm vợ tôi. Trong cuộc sống vợ chồng, đôi khi tôi có phần đa nghi nhưng không khi nào gia thất xảy ra chuyện bất hoà. Nàng luôn biết giữ gìn khuôn phép, đúng mực trong gia đình. Tưởng rằng tôi sẽ được sống một cuộc sống hạnh phúc bền lâu, nào ngờ cuộc đời không bằng phẳng như tôi nghĩ.
Năm ấy chiến tranh bùng nổ, tôi phải lên đường đi lính để lại mẹ già, người vợ trẻ còn đang bụng mang dạ chửa cùng với những gánh nặng của gia đình. Không bao lâu sau, vợ tôi hạ sinh một cậu con trai kháu khỉnh, đặt tên là Trương Đản. Nàng ấy đã thấy tôi gánh vác, đảm đương việc nhà còn phải chăm lo, phụng dưỡng mẹ già, nuôi dạy con thơ. Tôi không bao giờ quên được lời bà Hai – người hàng xóm láng giềng của gia đình tôi: “Cô ấy chăm sóc cụ nhà ân cần, chu đáo như mẹ đẻ của mình. Cô ấy nói biết dùng những lời dễ nghe để bón cho cụ từng muỗng cơm, miếng cháo. Vợ cậu còn chịu khó đi lễ báo thần phật để cầu xin sức khỏe cho bà cụ “.
Nhưng cũng vì quá thương nhớ đứa con trai, mẹ tôi đã không thể gượng dậy nổi mà qua đời. Ba năm sau, tôi được giải ngực về nhà. Những tưởng sau thời gian dài xa cách, vợ chồng , cha con sẽ hưởng được niềm vui sum họp. Ngờ đâu …. sóng gió lại tiếp tục nổi lên trong gia đình tôi. Ai ngờ được người gây ra sóng gió này lại chính là tôi. Tôi đã hồ đồ tin lời đứa con thơ còn đang tập tành học nói, học đi: “Thường có người đàn ông đêm nào cũng đến. Mẹ Đản đi cũng đi , mẹ Đản ngồi cũng ngồi …..”. Chỉ với lấy lời nói phiến diện của con trẻ mà tôi đã nổi máu nóng ghen tuông sôi lên sùng sục.
Tôi vội vàng quả quyết là vợ mình ngoại tình với người khác. Không cần suy nghĩ nhiều, tôi đã thẳng tay mắng chửi, đánh đập người vợ luôn yêu thương mình rồi đuổi nàng ra khỏi nhà. Cái thói ích kỉ, độc đoán, gia trưởng đã cho phép tôi bỏ ngoài tai tất cả những lời can gián, bênh vực vợ của làng xóm. Cái tính hay ghen tuông đã bịt mắt đắp tai tôi trước những lời phân trần, giải thích của nàng.
Tôi nhớ như in gương mặt ướt đẫm nước mắt của nàng ấy. Nàng ngửa mặt lên trời, chỉ về phía sông Hoàng Giang mà nghẹn ngào: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con ruồng bỏ, điều đâu bay buộc , tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết , trinh bạch gìn lòng,vào nước xin làm Ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá , lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và chịu khắp mọi người phỉ nhổ!”.
Những lời thống thiết, ân tình ấy cũng không lấy động được trái tim sắt đá của tôi. Thế rồi vợ tôi trâm mìn xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Tôi biết mình đúng là kẻ vô học nhưng có cần đến nỗi mất nhân tính đến thế không? Tôi đã buộc người vợ tôi yêu quý nhất, người phụ nữ đức hạnh , thủy chung này vào đường cùng phải tìm đến cái chết để minh oan cho chính mình.Tôi giận mình đã không biết lắng nghe vợ, không mấy rung động trước những lời thống thiết ấy. Trái tim tôi đã bị thiêu đốt vì lửa giận. Cái chết của vợ vẫn chưa làm tôi thất tỉnh.
Chỉ sau cái đêm tôi ngồi buồn một mình trong phòng bên cạnh đứa con trai bé nhỏ cùng với ngọn đèn leo lét, Đản bỗng chỉ tay vào cái bóng trên vách tường và bảo :” Cha Đản lại đến kia kìa!” Bất giờ tôi mới chợt hiểu ra: ngày thường một mình nhớ người chồng như tôi , lại thương con , nên nàng ấy mới chỉ vào cái bóng của mình và nói dối con đó là cha của nó. Thấu nỗi oan của vợ , tôi lại càng thêm đau khổ tột cùng. Vì cạn nghĩ , cạn suy, vì ghen bóng gió mà tôi đã cảm tâm bức tử người nương tử thương yêu của tôi . Nỗi đau này, niềm ân hận này bao giờ mới dứt ?
Một ngày nọ, có người tên là Phan Lang đến nói với tôi rằng Vũ Nương đang ở dưới cung nước, và nhắn gửi lời rằng tôi lập đàn giải oan cho nàng. Chuyện ma quỷ xưa nay tôi vốn chẳng tin nhưng đén khi Phan Lang lấy ra cây trâm cài, vật mà tôi đã trao gửi cho nàng khi mới về làm vợ tôi, nước mắt tôi cứ ròng ròng chảy.
Ba hôm sau, đúng như lời Vũ Nương dặn, tôi lập một đàn tràng trên bến Hoàng Giang, mời thầy cúng giải oan cho nàng. Trong lúc khẩn càu, bỗng gió bấc bốn phương nổi lên dữ lội. Ẩn mờ trong làn sương và sóng nước, Vũ Nương hiện lên nói lời từ biệt rồi từ từ biến mất. Tôi biết rằng vợ đã tha thứ cho lỗi lầm của mình nhưng tôi vẫn không bao giờ cảm thấy mình vơi bớt được sự hối hận về việc làm mình đã gây ra .
Sự ân hận bao giờ cũng chỉ là một việc làm quá muộn màng nhưng thật sự cần thiết. Bây giờ tôi mới thấm thía cái Tại hại của việc độc đoán, gia trưởng của một người chồng, một người gia trong cha đình. Chính tôi là người cần phải hiểu rõ : trong cuộc sống vợ chồng quan trọng nhất là phải có lòng tin yêu đối phương. Tôi chỉ mong vợ mình bây giờ có thể luôn dõi theo cha con tôi mà mỉm cười hạnh phúc.
- Đóng vai nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” kể lại cuộc đời oan ức của mình
- Phân tích chi tiết nghệ thuật chiếc bóng của Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”