»» Nội dung bài viết:
Đức tính giản dị của Bác Hồ
(Phạm Văn Đồng)
I. Đọc – hiểu chú thích:
1. Tác giả: Phạm Văn Đồng.
2. Tác phẩm:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đức tính giản dị của Bác Hồ, sự vĩ đại giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, khiêm tốn của Bác.
– Sự nhất quan giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị thanh bạch ở Bác Hồ.
– Sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:
+ Bữa ăn chỉ vài ba món.
+ Nhà sàn 2, 3 phòng.
+ Làm từ việc lớn đến việc nhỏ.
+ Giản dị trong đời sống vật chất gắn liền với đời sống tinh thần phong phú.
+ Giản dị trong lời nói, bài viết.
– Tác giả đưa ra một hệ thống luận cứ đầy đủ, với lí lẽ chặt chẽ và những dẫn chứng chính xác, cụ thể, nhằm làm sáng tỏ từng luận cứ. Hệ thống luận cứ và dẫn chứng giàu sức thuyết phục.
– Bác Hồ giản dị, khiêm tốn trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.
+ Bữa cơm: chỉ vài ba món đơn giản; khi ăn không để rơi vãi một hột nào; ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì sắp xếp tươm tất.
+ Nhà sàn: vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn.
+ Lối sống: tự làm mọi việc, từ việc lớn như cứu nước, cứu dân đến việc nhỏ như trồng cây sau vườn, …
+ Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp.
+ Giản dị trong lời nói, bài viết.
2. Lời bình luận của tác giả về ý nghĩa và giá trị của đức tính giản dị ở Bác Hồ.
– Sự giản dị của Bác không phải là lối sống … hiền triết ẩn dật.
– Sự giản dị về vật chất … càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú.
– Đó thực sự là một đời sống văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng.
– Tác giả dùng lí lẽ (giải thích, bình luận). Tác giả nhấn mạnh:
– Sự giản dị của Bác không phải là lối sống … nhà hiền triết ẩn dật.
– Sự giản dị về vật chất … hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú.
– Đó thực sự là một đời sống văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng.
– Cuộc sống của Bác thực sự văn minh vì đó là cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần, tình cảm không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình. Đó là lối sống văn minh mà mọi người cần hướng tới.
* Ghi nhớ Sgk/55.
III. Luyện tập:
Câu 1: Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ tập trung làm nổi bật vấn đề gì?
Câu 2: Văn bản đé cập đến đời sống giản dị của Bác ở những phương diên nào?
Câu 3: Em hiểu lối sống giản dị của Bác là lối sống như thế nào?
Câu 4: Qua văn bản, em không chi thấy được đời sống giản dị của Bác mà còn thấy được nét đẹp nào ở con người Bác?
Câu 5: Theo em, đời sống vật chất và tác phong giản dị thể hiện phẩm chất cao quý nào ở con người Bác?
Câu 6: Viết một câu văn có sử dụng phép liệt kê để nêu rõ các phương diện trong đức tính giản dị của Bác Hồ.
Câu 7: Viết một đoạn văn chứng minh: Bác Hồ là người rất yêu thiên nhiên.
Câu 8: Theo em, vì sao những chân lí lớn của thời đại:
- “Không có gl quý hơn độc lập tự do “
- “Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.”
Lại có thể thâm nhập vào “quả tim và bộ óc của hàng triệu con người”!
Câu 9: Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huê, em thấy sự giản dị của Bác Hồ được thể hiện như thế nào?
Câu 10: Tìm một số câu thơ của Bác nói về đời sống giản dị của Người.