Soạn bài: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của Đặng Thai Mai – SGK Ngữ văn 7

su-giau-dep-cua-tieng-viet-dang-thai-mai

Soạn bài: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của Đặng Thai Mai

I. Đọc – hiểu chú thích:

1. Tác giả:

– Tác giả: Đặng thai Mai (xem SGK)

2. Tác phẩm:

Văn bản này thuộc kiểu văn bản gì?

– Văn bản nghị luận.

Bài viết này chứng minh vấn đề gì?

– Sự giàu đẹp của TV.

Tìm luận điểm của bài viết?

– Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, … tiếng hay.

Hãy xác định bố cục của bài? (chú ý đây là một văn bản trích nên có thể không đầy đủ các phần).

Bài văn có thể chia như sau:

– Phần 1: “Từ đầu … qua các thời kì lịch sử”: Người Việt Nam có thể tự hào và tin tưởng vào tiếng Việt, một thứ tiếng đẹp, 1 thứ tiếng hay.

– Phần 2: “Tiếp theo … văn nghệ”: Tiếng Việt đẹp và hay về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngày càng phát triển … của xã hội.

– Phần 3: “Phần còn lại”: Khẳng định sức sống của tiếng Việt.

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Vẻ đẹp của tiếng Việt:

Đọc đoạn: “Từ đầu … qua các thời kì lịch sử”.

– Câu mở đầu nêu lên điều gì?

– Khẳng định giá trị và địa vị của Tiếng Việt.

– Các câu còn lại có nhiệm vụ gì?

– Câu 3 nêu luận điểm, câu 4, 5 giải thích, mở rộng luận điểm.

– Cái đẹp và cái hay được giải thích là gì?

Cái đẹp:

– Hài hoà về âm hưởng, thanh điệu;

– Tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.

Cái hay:

– Có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người;

– Thoả mãn các yêu cầu phát triển của xã hội.

*  Tiếng Việt hài hòa về mặt âm hưởng (là sự hòa hợp về mặt âm thanh, thanh điệu; rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu; có đầy đủ khả năng để diễn đạt tư tưởng, tình cảm và thể hiện cái nhìn, tầm văn hoa uyên bác ở người viết).

* Tóm lại đặc sắc của đoạn văn nêu vấn đề là ở chỗ: nó rất mạch lạc và mẫu mực về bố cục đến từng câu văn, từng hình ảnh.

– Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp trước hết đẹp về mặt ngữ âm.

– Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc, rất lành mạnh trong lối nói, uyển chuyển trong cách đặt câu, ngon lành trong tục ngữ.

2. Chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt:

Đọc đoạn “Tiếng Việt trong cấu … câu tục ngữ”.

– Câu đầu tiên của đoạn có tác dụng gì?

– Nêu đặc điểm cần chứng minh của đoạn là T.Việt khá đẹp.

Tác giả chứng minh tiếng Việt đẹp với mấy dẫn chứng?

– Với 2 dẫn chứng: Thực tế, khách quan tiêu biểu.

– Nhận xét của người ngoại quốc sang thăm nước ta: “Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”.

– Trích một lời dẫn của một giáo sĩ nước ngoài: “Tiếng Việt là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”.

* Đọc đoạn Tiếng Việt chúng ta … văn nghệ”

Tiếp theo tác giả chứng minh và giải thích sự giàu đẹp và có khả năng phong phú cuả TV được thể hiện ở những phương diện nào?

– Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).

– Từ vựng dồi dào, giàu chất thơ, nhạc, họa.

– Ngữ pháp cũng dần uyển chuyển, chính xác, hài hòa, cân đối.

– Tiếng Việt có khả năng thỏa mãn mọi nhu cầu của đời sống văn hóa ngày một phát triển về mọi mặt: kinh tế, chính trị, khoa học …

Hãy tìm một số dẫn chứng để làm rõ các nhận định của tác giả?

– Từ mới xuất hiện: Mat tinh, in-tơ-net.

– Tiếng nước ngoài được việt hóa: xà phòng, ôtô, ti vi.

* Tóm lại: Cái đẹp, cái hay của Tiếng Việt thể hiện qua:

– Nguyên âm, phụ âm phong phú

– Thanh điệu giàu có,

– Từ vựng dồi dào, ngày một nhiều, giàu chất thơ, nhạc, họa.

– Ngữ pháp dần uyển chuyển,  chính xác, hài hòa, cân đối.

*  Đọc lời bình về mối quan hệ giữa hai phẩm chất đẹp và giàu của Tiếng Việt trong Sgv/46.

3. Nghệ thuật:

Đặc biệt nổi bật về nghệ thuật nghị luận ở bài này là gì?

– Kết hợp chứng minh, giải thích, bình luận.

– Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện bao quát.

– Sử dụng biện pháp mở rộng câu để câu rõ nghĩa, mở rộng ý.

Để giữ gìn sự trong sáng của TV, chúng ta cần phải làm gì?

– Phát âm chính xác, khắc phục nói ngọng, nói nhanh, nói lắp, nghĩ rồi mới nói, không dùng tiếng lóng, không nói tục, …

Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài?

* Ghi nhớ Sgk/37.

Nghệ thuật:

– Kết hợp chứng minh, giải thích, bình luận.

– Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện bao quát.

– Sử dụng biện pháp mở rộng câu để câu rõ nghĩa, mở rộng ý.

* Ghi nhớ:

Bằng những lí lẽ, dẫn cứ chặt chẽ và toàn diện, bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt trên nhiều phương diện:ngữ âm, từ vựng ,ngữ pháp. Tiếng Việt với những phẩm chất bền vững và giàu khả ngăn sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.

II.  Luyện tập. 

Sưu tầm những ý kiến nói về sự giàu đẹp của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.