Giải pháp giáo dục đạo đức, tác phong cho học sinh hiện nay.
- Mở bài:
Giáo dục đạo đức và tác phong chuẩn mực cho học sinh hiện nay là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của nhà trường, gia đình và xã hội.
- Thân bài:
Trước hết, câng nâng cao cơ chế quản lí học sinh và trường học. Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng đạo đức học sinh. Xây dựng môi trường họ tập thân thiện và hiệu quả, hướng học sinh vào các hoạt đông học tập và rèn luyện hữu ích. Giúp học sinh xa rời cái xấu, hướng đến nhận thức toàn diện. Có nhận thức tốt mới có hành động đúng. Đó là là cơ sở để hướng đến một kết quả hoàn thiện.
Nhà trường, giáo viên, gia đình và xã hội phải gương mẫu thực hiện các chuẩn mực đạo đức tốt đẹp. Liên tục tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi có tính giáo giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng, lành mạnh cho học sinh.
Để rèn luyện đạo đức học sinh theo chuẩn mực của thời đại mới, hướng đến một nền giáo dục toàn diện, hiệu quả và tiến bộ, đào tạo những con người có tri thức và đạo đức vững mạnh, nhà trường phải có chiến lược mạnh mẽ. Phải lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, giám sát kiểm tra và nghiêm khắc xử lí các trường hợp vi phạm đạt đến kết quả cao. Quán triệt nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. Phải xem đây là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi trường học. Kết hợp giáo dục, kỉ luật và tình thương một cách chặt chẽ mới nâng cao được hiệu quả giáo dục.
Mỗi giáo viên phải tự hoàn thiện mình, có tri thức vững vàng, tác phong chuẩn mực, trở thành một tấm gương sáng cho học sinh noi theo, để học sinh nhìn nhận, đánh giá với thái độ kính trọng, yêu mến và học tập làm theo.
Giáo viên phải kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong nhiệm vụ giáo dục, định hướng đạo đức, nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, cần phải kiên trì và có tâm huyết với nghề, yêu mến con người, làm việc vì thiên chức mà xã hội đã tin tưởng, giáo phó.
Người giáo viên phải tiến hành tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của mỗi học sinh để kịp thời nắm bắt tình hình, xử lí hiệu quả khi sự cố sảy ra. Quá trình sử lí phải nghiêm khắc, công bằng và quyết liệt, kết hợp chặt chẽ giữa lí và tình. Hành động của giáo viên phải có vai trò nâng đỡ, thể hiện lòng yêu thương, vị tha, độ lượng cao cả để giáo hóa, cảm phục học sinh.
Giáo viên các bộ môn hết lòng giảng dạy vì sự tiến bộ của học sinh. Biết kết hợp giáo dục tri thức và giáo dục nhân cách, đạo đức, hoàn thiện năng lực cho học sinh. Nói không với hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục trong mỗi nhà trường.
Các đoàn thể nên tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện ý thức nề nếp, kỉ cương, tổ chức các hoạt động ngoại khóa hữu ích nhằm thu hút học sinh tham gia, để giáo dục về lòng nhân ái, tính vị tha, đạo lí làm người tốt đẹp, hình thành lí tưởng sống cao đẹp, sống có ước mơ, hoài bão, hướng đến tương lai.
Mỗi gia đình phải thực hiện nếp sống lành mạnh. Người lớn gương mẫu, trẻ con lễ phép. Cha mẹ thường xuyên nhắc nhở con cái rèn luyện bản thân, biết tuân thủ quy tắc, biết lễ độ, biết sẻ chia với người khác.
Xã hội cần nghiêm khắc với những hành vi vi phạm đạo đức trong cộng đồng. Không ngừng khuyến khích, tuyên dương những tấm gương tốt. Đồng thời xử phạt, kịp thời ngăn chặn những hành vi sai trái. Lấy đó làm gương để giáo dục con người. Cần tạo dư luận đúng đắn trong nhà trường và ngoài xã hội, ủng hộ cái tốt, phê bình cái xấu.
- Kết bài:
Đạo đức chính là giá trị nền tảng quan trọng nhất của con người. Bác Hồ cũng đã từng nhắc nhở rằng thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức thì sẽ gây họa cho xã hội. Bởi thế, giáo dục đạo đức trong sạch, vững mạnh cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu trong nhà trường hiện nay.
- Nghị luận về vấn đề yêu sớm của học sinh ngày nay
- Suy nghĩ về hiện trạng cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay