Để trở thành người có đạo đức, chúng ta cần rèn luyện bao nhiêu đức tính?

de-tro-thanh-nguoi-dao-duc-can-ren-luyen-bao-nhieu-duc-tinh

Để trở thành người có đạo đức, chúng ta cần rèn luyện bao nhiêu đức tính?

Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Để trở thành người đạo đức, con người cần phải hình thành và rèn luyện ở bản thân những đức tính (loại đạo đức) mà xã hội đã quy ước.

Thời cổ đại, người Hy Lạp và La Mã đã đưa ra 4 đức tính căn bản cần có ở con người:

  1. Điều độ (có chừng mực và đều đặn)
  2. Cẩn trọng (cẩn thận và quý trọng)
  3. Can đảm (chịu đựng nỗi đau thương)
  4. Công bằng (tôn trọng quyền lợi)

Bốn đức tính này là cốt lõi để con người trở nên có đạo đức và hình thành những phẩm đức khác. Ngày nay, một người có đạo đức là người có được những loại phẩm đức sau:

  1. Trang nghiêm (thái độ hết sức coi trọng, tôn kính; hình thức chuẩn mực)
  2. Thuần hậu (Lòng dạ hiền lành, tốt đẹp, thành thật)
  3. Cẩn hạnh (làm việc cẩn thận hướng đến điều tốt đep)
  4. Cẩn ngôn (ăn nói có chừng mực)
  5. Khiêm cung (khiêm tốn và cung kính)
  6. Từ tốn (Hay nhường nhịn và hòa nhã; hành động bình tĩnh, lịch sự hoặc có lễ độ)
  7. Kiên nhẫn (cứng rắn (kiên) và chịu đựng (nhẫn))
  8. Trì thủ (giữ gìn, không buông thả)
  9. Đại tín (sống uy tín)
  10. Hy sinh (chịu thiệt hại, mất mát quyền lợi về vật chất, tinh thần hoặc một bộ phận nào đó trên cơ thể nhằm một mục tiêu cao cả hoặc một lý tưởng tốt đẹp
  11. Lịch sự (cư xử lịch thiệp và biết tuân theo lề lối chuẩn mực xã hội trong giao tiếp)
  12. Biết ơn (ghi nhớ và trân trọng công ơn của người khác)
  13. Lễ độ (ứng xử đúng chuẩn mực)
  14. Tự trọng (coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình)
  15. Tôn trọng (coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của người khác)
  16. Thật thà (chân thật, không tham lam, dối trá)
  17. Giản dị (không cầu kì, xa hoa)
  18. Tiết kiệm (không phung phí)
  19. Trung thực (tôn trọng sự thật)
  20. Tôn sư trọng đạo (kính thầy, tôn trọng đại lý làm người)
  21. Tự tin (tin tưởng vào bản thân)
  22. Đoàn kết (gắn két bản thân với tập thể)
  23. Dũng cảm (gan dạ, không sợ hiểm nguy)
  24. Khoan dung ( rộng lòng tha thứ, tôn trọng, thông cảm với người khác)
  25. Siêng năng (cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn)
  26. Tương trợ (giúp đỡ lẫn nhau)
  27. Liêm khiết (sống trong sạch)
  28. Tự lập (không ỷ lại hay dựa dẫm người khác)
  29. Giữ chữ tín (giữ gìn uy tín của bản thân)
  30. Chí công vô tư (công bằng, không thiên vị)
  31. Tự chủ (tự làm chủ bản thân và cuộc sống)
  32. Lý tưởng (hướng đến điều tươi đẹp, cao quý)
  33. Năng động và sáng tạo (tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm)
  34. Danh dự (coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp)
  35. Hạnh phúc (đạt được ý nguyện)
  36. Lương tâm ( tự giám sát bản thân)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.