Suy nghĩ về sức mạnh của lời nói

Suy nghĩ về sức mạnh của lời nói

Suy nghĩ về sức mạnh của lời nói

  • Mở bài:

Lời nói là một trong những biểu hiện nhân cách của con người. Lời nói tuy vô hình nhưng lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Sức mạnh của lời nói vượt xa những gì ta có thể nghĩ tới, ta có thể đem cho người khác niềm vui và hạnh phúc. Cũng bằng lời nói, ta cũng có thể khiến người khác căm ghét và thù hận.

  • Thân bài:

Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ tạo thành một mục đích giao tiếp. Một lời nói đúng đắn, dễ nghe có thể xua tan căng thẳng, hàn gắn được vết thương lòng, nó có thể giúp cho người ta có niềm tin, nghị lực vào cuộc sống. Khi xảy ra xung đột, một người biết nhượng bộ, dùng lời lẽ hiền dịu, mềm dẻo để hòa giải sẽ không có bạo lực xảy ra, hay việc lớn sẽ thành việc nhỏ, việc nhỏ sẽ thành không có. Khi người khác buồn phiền, hay có chuyện không vui, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vui lên, vơi bớt nỗi đau buồn.

Từ xưa, con người đã biết vận dụng sức mạnh của lời nói. Lời nói của tướng Trần Hưng Đạo trong Hịch Tướng Sĩ  đã kích động lòng quân, giúp họ nhận thấy lỗi lầm, nhận ra nhiệm vụ mà một lòng cùng chủ tướng quyết tâm đánh giặc cứu nước. Hay là cậu bé trong câu chuyện trên, ông lão ăn xin dù ko nhận được vật chất mà đã nhận được một tấm lòng chân thành, một thứ có thể sưởi ấm trái tim ông, một thức mà ông có thể chưa bao giờ nhận được bởi những người qua đường trước kia.

Ngược lại, có người không biết nói lời hay, lời đẹp hay cố tình gây tổn thương cho người khác thì đó là hành động xấu xa, đánh lên án. Lời nói không tử tế có thể gây ra những vết thương lớn hằn sâu trong tinh thần họ mà không thể nào hàn gắn, xóa đi được. Một lời nói bất cẩn có thể nhóm lên xung đột. Một lời nói cay độc chẳng khác nào là bạo lực tinh thần, bạo lực ngôn ngữ. Một lời nói tàn nhẫn cũng còn có thể phá hỏng cả một cuộc đời.

  • Kết bài:

Mỗi một lời nói của chúng ta đề ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Một lời nói đẹp có thể giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Hãy biết suy nghĩ trước khi nói để nói ra những lời nói dịu dàng, đúng đắn và chân thành, đem đến niềm vui cho mọi người như người xưa đã dạy :

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

5 Trackbacks / Pingbacks

  1. Để trở thành người đạo đức, cần rèn luyện bao nhiêu đức tính? - Theki.vn
  2. Nghị luận: Sống phải biết giữ chữ tín - Theki.vn
  3. Nghị luận: Lời nói hay làm người ấm hơn vải lụa, lời nói xằng bậy hại người hơn gươm dao (Tuân Tử) - Theki.vn
  4. Giải thích câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời. Đừng như con bướm đậu rồi lại bay - Theki.vn
  5. Dàn ý nghị luận về lời ăn tiếng nói của học sinh ngày nay - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.