gioi-thieu-ve-cuoc-doi-va-su-nghiep-vi-dai-cua-ho-chi-minh

Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chí Minh

Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là lãnh tụ vĩ đại được nhân dân Việt Nam và cả thế giới luôn nhắc đến với một niềm kính trọng sâu xa. Bác là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của Bác được xây ở Hà Nội, nhiều tượng dài củạ Bác được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của Bác được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ. Bác là một nhà cách mạng, một trong những người dặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Bác là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước trong thời gian 1945 — 1969… Bác còn là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Anh.

Xuất thân và quê quán: Bác tên thật là Nguyễn Sinh Cung, tự là Tất Thành. Quê nội là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Bác được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km). Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn. Quê nội của Bác, làng Kim Liên là một làng quê nghèo khó. Thân phụ Bác là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh sắc, từng đỗ Phó Bảng. Thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan. Bác có một người chị là Nguyễn Thị Thanh, một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận.

Tuổi trẻ của Bác Hồ: Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế và học ở trường tiểu học Pháp – Việt, Đông Ba. Tháng 9 năm 1907, Bác vào học tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành vào đến Phan Thiết. Bác dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp Ba và Tư tại trường Dục Thanh của hội Liên Thành. Khoảng trước tháng 2 năm 1911, Bác nghỉ dạy và vào Sài Gòn. Bác quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài.

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ bến Nhà Rồng, Bác lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô Latouche – Tréville, với mong muôn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm (cuối 1912 – CUỐI 1913), Bác quay trở lại nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn. Cuối năm 1917, Bác trỏ’ lại nước Pháp, sông và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.

Ngày 19 tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm để kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng lí tưởng của Tổng thông Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á. Từ đây, Nguyễn Tất Thành công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc.

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin, từ đó ông đi theo chủ nghĩa cộng sản. Bác tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours (từ 25 đến 30 tháng 12 năm 1920) với tư cách là đại biểu Đông Dương của Đảng Xã hội Pháp, Bác trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và tách khỏi đảng Xã hội. Năm 1922, Bác cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra báo Le Paria (Người cùng khổ), làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, nhằm tô” cáo chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đê quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp bằng tiếng Pháp ( de la colonisation française) do Nguyễn Ái Quốc viết dược xuất bản năm 1925, đã tô” cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đâu tranh của các dân tộc thuộc địa.

Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Phương Đông. Tại đây Bác đã dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (họp từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 10 năm 1923), Bác được bầu vào Ban chấp hành và Đoàn Chủ tịch Quốc tê Nông dân. Tại Đại hội lần thứ 5 Quô”c tế Cộng sản (họp từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1924), Bác được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quô”c rời Liên Xô tới Quảng Châu, lây tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cô vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn. Năm 1925, Bác thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội Quảng Châu (Trung Quốc) để truyền bá chủ nghĩa Marx – Lenin. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long thuộc Hương Cảng, Bác thông nhất ba tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó đổi tên là “Đảng Cộng sản Đông Dương”, rồi đổi thành “Đảng Lao Động Việt Nam” và nay là “Đảng Cộng sản Việt Nam”).

Bác trở về Việt Nam vào ngày 28 tháng 1 năm 1941, ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu. Tháng 5 năm 1941, hội nghị mở rộng lần thứ 8 của Trung ương Đảng họp ở Cao Bằng và quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (Việt Minh). Bác là chủ tọa. Ngày 13 tháng 8 năm 1942, Bác lây tên Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc. Bác bị chính quyền địa phương của Trung Hoa Dân quô”c bắt ngày 29 tháng 8, bị giam hơn một năm, trải qua khoảng 30 nhà tù. Bác viết Nhật trong tù trong thời gian này (từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943). Cuối tháng 9 năm 1944, Bác trở về Việt Nam. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào (Tuyên Quang), cử ra úy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 trên quảng trường Ba Đình tại Hà Nội, tuyên bô” thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, tổng tuyển cử tự do trong cả nước được tổ chức, bầu ra Quốc hội và Quốc hội thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I của Việt Nam đã chỉ định Hồ Chí Minh đứng ra thành lập và làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến.
Bác bắt đầu viết Di chúc vào dịp sinh nhật năm 1965, và sửa lại trong những dịp sinh nhật tiếp theo. Trong Di chúc, Bác có viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thông nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thê giới”. Bác qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969, tức ngày 21 tháng 7 Âm lịch, hưởng thọ 79 tuổi.

Bác để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng: Bản án độ thực dân Pháp, Đường kách mệnh, Con rồng tre, Các truyện ngắn: Pari, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Con người biết mùi hun khói, Vi hành, Đoàn kết giai cấp, Con rùa, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. Đặc biệt là tập thơ Nhật kí trong tù.

Bác được xem là một danh nhân không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của thê giới. UNESCO đã tôn vinh Bác là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa và khuyến nghị các nước thành viên tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác do “các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật”, và Bác “đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, dóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc trên thế giới”

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng, Người còn là một nhà văn hóa kiệt xuất dược UNESCO vinh danh. Điểm đặc biệt là, dù không chủ tâm làm văn chương, toàn bộ tâm trí Người dành cho sự nghiệp đâu tranh giành độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam và nhân loại cần lao, song cũng như nhiều anh hùng dân tộc trong lịch sử, Hồ Chí Minh “trong khi đuổi giặc vẫn làm thơ”. Tác phẩm thơ nổi bật nhất của Người chính là Nhật kí trong tù.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang