hanh-dong-noi-ngu-van-8

Soạn bài: Hành động nói (Ngữ văn 8, tập 2)

Hành động nói

1. Hành động nói là gì?

  • Xét các đoạn văn SGK.

Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì ?Câu nào thể hiện ?

– Mục đích: muốn đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi: Thôi ,bây giờ …ngay đi

Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó ?

– Có .Vì nghe Lí Thông nói ,Thạch Sanh vội vàng từ giã Lí Thông ra đi.

Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?

– Bằng lời nói, Lý Thông thuyết phục Thạch Sanh

Nếu hiểu hành động là “ việc làm cụ thể của con người nhằm mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là hành động không ?Vì sao ?

– Việc làm của Lí Thông là một hành động vì đó là một việc làm có mục đích.

Vậy, thế nào là hành động nói ?

  • Ghi nhớ : Học sgk/62

2. Một số kiểu hành động nói thường gặp.

* Xem lại các câu nói của Lí Thông ở mục 1.

Chỉ ra mục đích trong những câu nói của Lí Thông ?

Câu 1: Trình bày.

Câu 2: Đe doạ.

Câu 4: Hứa hẹn.

Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích và cho biết mục đích của các hành động nói đó.

+ Lời cái Tí : hỏi ,bộc lộ tình cảm ,cảm xúc.

+ Lời của chị Dậu: Tuyên bố ,báo tin.

Vậy ,có những kiểu hành động nói nào ?

* Ví dụ:

– Chiều nay, bạn làm gì? (Hỏi)

– Mình đến thăm Nam bị ốm..( Trình bày)

– Bạn chở mình đi với! ( Điều khiển)

– Ừ, mình sẽ chở bạn. ( Hứa hẹn)

– Bạn là nhất đấy!( Bộc lộ cảm xúc)

* Ghi nhớ : SGK/63

3. Cách thực hiện hành động nói.

1. Cách dùng trực tiếp:

a/ Bạn làm bài tập chưa? (Hỏi)

b/ Ông ấy đang cuốc đất. (Trình bày)

c/ Em đừng vẽ bậy lên tường. (Điều khiển)

d/ Ôi, trời lạnh quá! (Bộc lộ cảm xúc)

2. Cách dùng gián tiếp:

* Nhờ bạn mua quyển vở, có thể nói:

a/ Bạn mua cho mình một quyển vở được không? (Câu nghi vấn)

b/ Mình muốn bạn mua cho mình một quyển vở. ( Câu trần thuật)

* Bộc lộ tình cảm, cảm xúc:

Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

(Câu nghi vấn)

  • Ghi nhớ : SGK/71

II. Luyện tập.

Bài 1/63: Trần Quốc Tuấn viết “ Hịch tướng sĩ nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược” do ông soạn ra và khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ

Bài 2/63: Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói đó :

– Bác trai …. rồi chứ ? ( H động hỏi )

– Cảm ơn ….thường . Nhưng …lắm (trình bày)

– Này ….trốn .( điều khiển )

– Chứ…hoàn hồn .( Trình bày )

– Vâng … cụ (Hứa hẹn),còn lại (trình bày)

– Thế thì … rồi đấy ! (điều khiển )

Bài 3/64

– Anh phải hứa …xa nhau (Điều khiển).

– Anh hứa đi. (Điều khiển).

– Anh xin hứa. (Hứa hẹn).

  • Bài tập bổ sung:

Đặt câu minh họa các kiểu hành động nói ( Thi viết nhanh)

II. Luyện tập (tt).

Bài tập 1/71: Tìm các câu nghi vấn trong bài “ Hịch tướng sĩ”:

– Từ xưa các bậc  … không có.

( khẳng định )

– Lúc bấy giờ … muốn vui vẻ phỏng có được không ?

(  phủ định)

– Lúc bấy giờ … không muốn vui vẻ phỏng có được không ?

( khẳng định )

– Vì sao vậy ?

(  gây sự chú ý)

-Nếu vậy rồi đây…trời đất nữa ? (  phủ định)

Bài tập 2/71: Tìm câu trần thuật có mục đích cầu khiến :

a, Đoạn a : Cả đoạn đều có mục đích cầu khiến, kêu gọi .

-Cách dùng gián tiếp tạo sự đồng cảm sâu sắc , nó khiến cho những nguyện vọng của lãnh tụ trở thành nguyện vọng thiết thân của mọi người.

Bài tập 4/72:  Các cách hỏi đường nên dùng khi hỏi người lớn: a,b,e.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang