Soạn bài: Hội thoại – Ngữ Văn 8

hoi-thoai-ngu-van-8

Soạn bài: Hội thoại

  • Hướng dẫn bài học

1. Vai xã hội trong hội thoại

  • Xét đoạn văn SGK/92,93.

Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích là quan hệ gì ?

Quan hệ gia tộc.

Ai ở vai trên, ai là vai dưới ?

Bà cô ở vai trên ,bé Hồng ở vai dưới.

Cách cư sử của bà cô có gì đáng chê trách ?

Bà cô là người lớn nhưng có cách cư xử thiếu thiện chí, vừa không phù hợp với quan hệ ruột thịt. Cách cử xử ấy vừa không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới.

Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ thái đô lễ phép .

tôi cúi đầu không đáp ….. im lặng cúi đầu ….cổ họng tôi đã nghẹn ứ ..

Vì sao Hồng phải làm như vậy?

Hồng thuộc vai dưới. Dù thế nào, Hồng cũng phải giữ lẽ nghi đúng mực đối với bà cô tàn ác.

* Ghi nhớ :SGK/ 94

II. Luyện tập

Bài 1/94: Tìm những chi tiết trong bài “Hịch tướng sĩ” thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc ,vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn .

– Nghiêm khắc : Nay các ngươi nhìn chủ nhục …. biết thẹn …

– khoan dung : Nếu các ngươi biết chuyện … Ta viết bài hịch ….bụng ta .

Bài 2/94:

a./ Xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại .

– Xét về địa vị : Ông giáo vai trên

– Xét về tuổi tác : Lão Hạc vai trên .

b./ Tìm chi tiết thể hiện thái độ kính trọng ,thân tình của ông giáo với lão Hạc .

– Ông giáo nói với lão Hạc bằng lời lẽ ôn tồn ,thân mật nắm lấy vai lão, mời lão hút thuốc ,uống nước ăn khoai . Trong lời lẽ ,ông giáo gọi lão là cụ , xưng hô gộp hai người là con ông mình ( thể hiện sự kính trọng người già ) ,xưng tôi ( thể hiện quan hệ bình đẳng ).

*Bài tập thêm : Xác định vai hội thoại trong đoạn trích sau và cho biết cách thể hiện ở vai Lâm có hợp chưa ? vì sao?

Một bác cao tuổi đến nhà Lâm .Thấy Lâm chơi ngoài sân ,bác hỏi:

– Cháu ơi ! Cho bác hỏi nhà bác Hiền ở đâu vậy ?

Vừa đá quả bóng, Lâm nói cộc lốc :

– Ở đằng kia kìa .

Quan hệ tuổi tác : vị khách vai trên, Lâm vai dưới.

Lời thoại của Lâm chưa lịch sự vì nói với người lớn phải thưa gởi ,lễ phép .

( Liên hệ giáo dục)

Hội thoại (tt)

 

I. Lượt lời trong hội thoại

  • Xét đoạn văn sgk/92,93.

Trong cuộc thoại đó ,mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt ?

+ Bà cô bé Hồng nói 5 lượt

+ Bé Hồng nói hai lượt lời .

H:Baonhiêu lần lẽ ra Hồng định nói nhưng Hồng không nói ?

(Có lẽ hai lần Hồng định nói nhưng không nói .Lần 1 sau lượt 1 của bà cô .Lần hai sau lượt lời của bà cô.)

Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào ?

(Thể hiện thái độ bất bình của Hồng trước những lời lẽ thiếu thiện chí của bà cô).

Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều không muốn nghe ? ENB.

(Hồng không cắt lời cô vì em phải cố gắng kiềm chế để giữ thái độ lễ phép …)

Qua việc tìm hiểu trên ,em hãy cho biết thế nào là lượt lời trong hội thoại ?

  • Ghi nhớ phần 1 .

Khi tham gia hội thoại, cần tránh điều gì ?

  • Ghi nhớ phần 2,3.

II. Luyện tập

Bài 1/102: Xác định tính cách của các nhân vật trong đoạn trích :

– Chị Dậu là người “ biết người biết ta” nhưng chị Dậu cũng rất bản lĩnh , sẵn sàng nhẫn nhịn , song khi cần thì vẫn vùng lên chống trả quyết liệt

– Anh Dậu là người cam chịu ,bạc nhược ,yếu đuối .

– Cai lệ là kẻ hống hách ,táng tận lương tâm ,không chút tình người .

– Người nhà lý trưởng là kẻ theo đuôi cai lệ, nhát gan .

Bài 2/103:

Lúc đầu ,cái Tí nói rất nhiều ,rất hồn nhiên ,còn chị Dậu chỉ im lặng . Về sau ,cái Tí nói ít còn chị Dậu nói nhiều hơn.

Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy rất phù hợp với tâm lí nhân vật . Lúc đầu cái Tí nói nhiều vì nó vô tư chưa biết mình bán đi ,còn chị Dậu đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng . Về sau, cái Tí biết mình sắp bị nên sợ hãi ,đau buồn nên ít nói hẳn đi ,còn chị Dậu phải nói để thuyết phục con.

Bài 3/107: Sự im lặng của nhân vật tôi thể hiện điều gì ?

– Lần thứ 1, nhân vật tôi im lặng vì ngỡ ngàng, hãnh diện ,xấu hổ .

– Lần thứ 2, nhân vật tôi im lặng vì xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái .

* Bài tập thêm :

Lớp trưởng hỏi B ( Một bạn gây ảnh hưởng đến công tác thi đua của lớp ):

– Thế bạn có cảm thấy mình có lỗi trước tập thể không ?

B cúi đầu ,tỏ vẻ hối hận không dám đáp .

-> Sự im lặng của B tỏ sự hối hận .

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.