»» Nội dung bài viết:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. (Thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường – Hồ Chí Minh)
Suy nghĩ về lời dặn của Bác.
- Mở bài:
Sinh thời Hồ Chủ tịch rất quan tâm đến công tác giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ tương lai. Người vừa lãnh đạo đất nước kháng chiến, vừa hết lòng chăm lo cho thế hệ học sinh, những người sẽ kế tục sự nghiệp cách mạng. Trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Người đã thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời căn dặn của Bác đến nay vẫn còn biết bao ý nghĩa, trở thành động lực thôi thúc thế hệ học sinh hôm nay không ngừng ra sức học tập và dựng xây đất nước.
- Thân bài:
Giải thích: Ý nghĩa lời căn dạn của Bác:
Chính thế hệ học sinh hôm nay sẽ là người chủ tương lai của đất nước. Bằng sức mạnh của trí tuệ và tri thức của mình làm cho non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp, dân tộc Việt Nam hùng mạnh sánh vai cùng các nước năm châu. Để làm được điều đó, tất cả học sinh phải ra sức học tập và rèn luyện bản thân ngày càng tiến bộ.
Lời căn dặn ngắn gọn nhưng hàm chứa được niềm kì vọng lớn lao của Bác vào thế hệ học sinh hôm nay. Người cũng đề cao việc học tập và nhấn mạnh chỉ có cố công học tập mới đủ sức mạnh làm chủ và xây dựng đất nước.
Bàn luận:
Tại sao học sinh chăm chỉ học tập mới có thể làm chủ và dựng xây đất nước tươi đẹp, dân tộc hùng mạnh:
Hồ Chí minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Lê-nin, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Nga cũng từng phát biểu: “Tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh”. Tri thức chính là sức mạnh, là vũ khí để chúng ta chống lại kẻ thù, chống lại sự lạc hậu, chiến thắng khó khăn, đưa đất nước đi lên, đuổi kịp nền tri thức khoa học, làm đất nước phát triển, hùng mạnh. Thực tế đã chứng minh, trong thời đại mới, ai làm chủ được tri thức sẽ làm chủ được bản thân, làm chủ được đất nước, thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nước lớn.
Một minh chứng tiêu biểu nhất là sức mạnh quật cường của dân tộc Nhật Bản trong thế kỉ 20. Từ một đất nước lạc hậu, yếu kém, người Nhật đã dũng cảm vượt thoát ra khỏi ý thức hệ phương Đông. Họ ra sức học tập các tiến bộ khoa học kĩ thuật phương Tây và mạnh mẽ cải cách đất nước. Chỉ qua một thập kỉ, họ trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Chính nhờ tinh thần học tập không ngừng nghỉ đã giúp người Nhật trở thành một trong những dân tộc mạnh mẽ, sáng tạo và làm việc hiệu quả nhất thế giới.
- Suy nghĩ về lý tưởng của thanh niên trong đời sống hiện nay
- Suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Suy nghĩ: “Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến”
Học sinh là thế hệ trẻ tuổi, đang học tập và rèn luyện trên ghế nhà trường. Nhiệm vụ của học sinh là học tập. Chỉ có học tập mới có tri thức, mới phát triển nhân cách, kiện toàn năng lực bản thân, đủ sức đảm nhiệm và hoàn thành công việc, tạo ra lợi ích cho đất nước. Đặc biệt là nhiệm vụ kháng chiến chống kẻ thù, giành lại độc lập cho dân tộc. Kẻ thù hùng mạnh, vũ khí tối tân, trình độ tri thức tiên tiến. Nếu ta không nắm vững và vận dụng được tri thức, không biến tri thức thành sức mạnh thì không thể chiến thắng kẻ thù, không thể có tự do. Có thể nói tri thức chính là con đường dẫn đến tự do, có tri thức là có tự do.
Chỉ có tri thức mới đưa dân tộc bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới. Bởi có tri thức con người sẽ tạo ra nhiều của cải, tăng cường tiềm lực kinh tế, khẳng định vai trò làm chủ, quyết định sức mạnh của một dân tộc. Một đất nước hùng mạnh là bởi có nền học thức cao, có nhiều người tài giỏi, ngày đêm hăng say lao động dựng xây và bảo vệ đất nước.
Lời căn dặn của Bác không những hết sức đúng đắn đối với tình hình đất nước lúc đó mà còn có ý nghĩa đến muôn đời. Trong thời đại ngày nay, khi nền công nghệ, thông tin bùng nổ, thế giới diễn biến hết sức phức tạp. Lời dạy của Bác càng được khẳng định mạnh mẽ.
Để làm theo lời Bác căn dặn, chúng ta phải học tập như thế nào?
Học sinh phải ra sức thi đua học tập không ngừng nghỉ, tiếp cận, tiếp nhận nền tri thức hiện đại nhất của thế giới. Bên cạnh đó biến tri thức thành sức mạnh, thành hành động cụ thể để dựng xây đất nước.
Học sinh không ngừng rèn luyện nhân cách, nhân phẩm và bản lĩnh sống cao đẹp trong thời đại mới. Một nền tri thức mạnh mẽ kết hợp với lý tưởng sống cao đẹp ở mỗi con người mới có thể mang lại sự cống hiến lớn lao vì sự tiến bộ của dân tộc, tăng cường sức mạnh của tổ quốc.
Học sinh phải gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ học tập, lao động và nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Đó là trách nhiệm chung của cả dân tộc, ai ai cũng phải nỗ lực. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ như Bác Hồ đã từng căn dặn.
Phê phán:
Ngày nay, vẫn còn có nhiều học sinh không chịu nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân, trau dồi tri thức. Họ lười biếng, ỷ lại, trốn tránh trách nhiệm. Thậm chí còn có những hành vi sai trái, trái với lời dạy của Bác. Những học sinh như thế thật đáng chê trách.
Bài học nhận thức:
Là học sinh, phải biết học tập và làm theo lời Bác dạy. Lấy học tập tốt làm mục tiêu để phấn đấu rèn luyện mình trở thành người hữu ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
- Kết bài:
Dù đã hơn 60 năm trôi qua nhưng lời căn dặn của Bác vẫn còn rạng ngời giá trị, là ngọn đuốc sáng bất diệt soi bước chân ta trên con đường tiến tới tương lai.
Hay
– Thiếu phần ” Phản đề ” (Lật ngược vấn đề) nhỉ :v