Hình ảnh con mẹ trong bài thơ “Con cò” (Chế lan Viên) và bài thơ “Mẹ và quả” (Trần Đăng Khoa)
- Mở bài:
Nêu vấn đề: tình mẫu tử thiêng liêng là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca. Giới thiệu hai tác phẩm và tác giả: trích dẫn hai đoạn thơ.
- Thân bài:
Khái quát:
Hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, nội dung hai khổ thơ.
- Thể thơ tự do
- Nội dung của hai khổ thơ tập trung nói về công lao to lớn của mẹ.
Phân tích, cảm nhận
a) Đoạn thơ Con cò:
Bằng tiếng nói cất lên từ trái tim mình, các tác giả thể hiện được tình cảm của người mẹ dành cho con vô cùng thiết tha, sâu nặng. Trong khúc hát ru hiện đại Con cò, Chế Lan Viên đã mở ra một không gian yên bình – mẹ đang ngồi hát ru con bằng lời ru có hình ảnh những cánh cò trắng. Đen cuối bài thơ, hình ảnh con cò mang dáng hình của người mẹ lại tiếp tục hiện ra rõ nét:
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống biển
Cò vẫn tìm con
Cò mãi yêu con
Điệp ngữ “dù ở” kết hợp với tính từ tương phản “gần”/ “xa”, và thành ngữ “lên rừng xuống biển”, nhà thơ đã khéo léo gợi trong người đọc bao suy tưởng. Cánh cò – tình mẹ dành cho con thách thức thời gian, không gian. Mai này, những đứa con trưởng thành, xa vòng tay mẹ, tung cánh muôn phương và lúc đó mẹ không thể giữ được con bên cạnh để hát ru như thời thơ bé. Nhưng, có một điều muôn đời không thay đổi, lòng mẹ vẫn dõi theo con. Các cụm từ “cò sẽ”, “cò mãi”, “tìm con”, “yêu con” khiến cho lời thơ mang ý nghĩa khẳng định mạnh mẽ – tình mẹ thiêng liêng, bất biến.
Bài thơ vừa mang phong vị dân gian vừa đậm dấu ấn phong cách của Chế Lan Viên – tính triết lý, suy tưởng, giàu trí tuệ. Từ hình ảnh con cò trong ca dao đi vào lời ru của mẹ, Chế Lan Viên nâng lên thành triết lý về tình mẹ :
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
Hai câu thơ 8 tiếng (khác với những câu thơ ngắn ở trên) như cảm xúc của nhà thơ vỡ oà. Quan hệ từ “dù…vẫn…” có ý nghĩa khẳng định mạnh mẽ quy luật tất yếu của tình mẫu tử: Mẹ muôn đời là thế, theo con suốt cuộc đời này. Dù con là anh hùng, triết gia, hay là người thất bại, lỡ lầm, thì con vẫn là con của mẹ. Mẹ không thể “lên rừng xuống biển” với con, nhưng lòng mẹ như cánh cò không ngơi nghỉ, tìm đến với con để sẻ chia. Triết lý giản dị nhưng có những người con dẫu có đi hết cuộc đời vẫn chưa nhận ra. Hai câu thơ là lời tri ân chân thành sâu sắc mà nhà thơ Chế Lan Viên gửi mẹ mình và tất cả bà mẹ trên thế gian.
b) Đoạn thơ Mẹ và quả:
– Mở đầu bài thơ, tác giả đưa người đọc đến mảnh vườn của mẹ, nơi đó hoa trái nối nhau, mọc theo mùa: khi thì vàng rực chói chang sắc quả “như mặt trời”, khi thì trắng dịu một màu hoa “như mặt trăng”.
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Từ chuyện trồng cây của mẹ ở khổ thơ đầu, tác giả dẫn dắt cảm xúc người đọc đến với chuyện “trồng người” của đấng sinh thành:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Phép đối lập, so sánh, có chút hóm hỉnh: ca ngợi công đức biển trời của mẹ.
Hình ảnh “bí bầu” tiếp tục được ví von như những giọt mồ hôi thầm lặng của mẹ hiền trong việc trồng cây và trong cả việc nuôi dạy con thơ:
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ
Khác với việc trồng cây mỗi năm thu về một mùa quả chín, trồng người lao nhọc đến bạc đầu mà mẹ vẫn còn phải mỏi lòng mong chờ được gặt hái thành quả của mình:
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi ngày mẹ mong chờ được hái.
Các con là thứ quả mà mẹ chắt chiu suốt một đời chỉ để nhìn thấy con thành đạt, nên người. Hai câu cuối thể hiện cảm xúc chân thành tha thiết của con:
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình chỉ còn là một thứ quả non xanh.
Vẫn sử dụng những hình ảnh ẩn dụ “bàn tay mẹ mỏi”, “thứ quả non xanh”, nhà thơ giật mình ý thức trách nhiệm làm con, sợ rằng khi mẹ đã già mà mình vẫn chưa thành trái chín. Một thoáng ái ngại đó dễ làm người đọc nao lòng, bởi ai cũng có một người mẹ tảo tần thương con như thế.
Với hình ảnh độc đáo, cảm xúc chân thực sâu sắc và cô đúc, hai khổ thơ đem đến cho người đọc những cảm xúc thiêng liêng về mẹ.
Đánh giá – so sánh:
+ Nét chung:
Hình ảnh trong hai đoạn thơ rất giản dị, gợi nhiều cảm xúc. Tình cảm những người con trong hai bài thơ đều chân thành, tha thiết, tri ân mẹ bằng những vần thơ đẹp, bằng thái độ thành kính.
+ Nét riêng:
Đoạn thơ Con cò vừa mang chất trữ tình dân gian lại vừa có tính triết lí sâu sắc về tình mẹ.
Đoạn thơ Mẹ và quả cho thấy hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm mang hồn làng quê, vườn tược, sum xuê cây trái, từ đó hình ảnh bà mẹ quê chân chất giản dị hiện ra trong dáng vẻ cần mẫn hiền hòa, yêu thương.
Tóm lại, các tác giả đã sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ … để thể hiện cảm xúc thiết tha sâu lắng về tình mẫu tử.
- Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa của hai đoạn thơ đối với tâm hồn bạn đọc hôm nay; khơi dậy và bồi đắp trong chúng ta tinh cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng.
- Suy nghĩ về tình mẫu tử trong xã hội hiện nay
- Cảm nghĩ về tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
- Gia đình và quê hương là nguồn cội của mỗi con người qua đoạn 1 bài thơ “Nói với con” của Y Phương
- So sánh vẻ đẹp tình cảm cha con trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang và “Nói với con” của Y Phương