Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi.
- Mở bài:
Nguyễn Trãi là một trong những vị anh hùng xuất chúng của dân tộc Việt Nam. Ông không những là một nhà quân sự đại tài mà còn nhà chính trị lỗi lạc, một văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Dù cuộc đời ông phải gánh chịu nhiều bất hạnh, trải qua nhiều thăng trầm và chết trong oan khuất nhưng ông vẫn để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ, có giá trị nhiều mặt.
- Thân bài:
1. Cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh chống giặc, xây dựng đất nước vĩ đại của thiên tài Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Chí Linh- Hải Dương, sau chuyển về Hà Tây. Ông sinh ra trong một gia đình quyền quý, có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học. Cha là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) đời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái – con gái quan Tư đồ (Tể tướng) Trần Nguyên Đán.
Tuy sống trong nhung lụa nhưng tuổi thơ Nguyễn Trãi chịu nhiều mất mát, đau đau ơng. Lúc mới 5 tuổi, mẹ ông bệnh nặng rồi qua đời, ông sống thiếu vắng tình yêu thương của mẹ. Lên 10 tuổi, phảo chịu tang ông ngoại, một người mà ong hết sức kính kínng và chịu nhiều ảnh hưởng.
Vốn có tư chất thông minh, Nguyễn Trãi dành phần lớn thời gian học tập. Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con cùng ra làm quan cho nhà Hồ. Tuổi trẻ hăng say, Nguyễn Trãi đem tài trí giúp dân, giúp nước. Thế nhưng, năm1407, nhân cơ hội nhà Hồ chưa ổn định, giặc Minh bất ngờ đem quân sang cướp nước ta. Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi cũng bị quản thúc tại Đông Quan. Ghi sâu lời dặn của cha, Nguyễn Trãi ngày đêm suy ngẫm kế sách đánh giặc cứu nước. Nghe vùng đất Lam Sơn có Lê Lợi đang dựng cờ nghĩa chiêu binh chống giặc, ông trốn khỏi Đông Quan, tìm đến yết kiến và dâng Bình Ngô sách, trình bày rõ kế sách đánh giặc của mình. Từ đó, ông cùng nghĩa quân Lam Sơn vào sinh ra tử, làm nên không biết bao nhiêu kì tích.
Cuối năm 1427 đầu năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”, bố cáo toàn thiên hạ sự nghiệp đánh giặc cứu nước vĩ đại của dân tộc, một thời một thời kì thái bình thịnh trị của đất nước.
Khi nhà Lê được thành lập, Nguyễn Trãi ra làm quan, chấn chỉnh triều đình, hết sức lo đời sống của nhân dân sau những tháng ngày chống giặc gian khổ. Triều đình ngày cáng rối ren, gian thần lộng hành, trung thần bị sát hại, năm 1539, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Tuy nhiên, tấm lòng của Nguyễn Trãi lức nào cũng hướng về đất nước. Năm 1440, Nguyễn Trãi được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Ông lại hăng hái nhiệt tình phò vua giúp nước cứu đời.
Năm 1442, trong chuyến kinh lí miền Đông, nhà vua chẳng may băng hà ở Lệ Chi Viên, khi ghé thăm Nguyễn Trãi. Lợi dụng sự việc, bọn gian thần vu khống ông tội giết vua và phải chịu án tru di tam tộc. Đây có thể coi là vụ án thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến nước ta.
Nỗi oan Nguyễn Trãi thấu tận trời cao. Thế nhưng, thời thế nhiễu loạn, gian thần lộng hành, quyền lực triều đình bị chúng thao tung kẻ trung quân thật khó mà kêu oan. Câu chuyện oan khuất của gia đình Nguyễn Trãi từ đó không ai dám nhắc tới nữa. Phải đến năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi là bậc hiền tài hiếm có trong lịch sử. Ông không chỉ có tài năng chính trị, quân sự mà còn là một đại quan thanh liêm, hết lòng tận tụy vì dân, vì nước, luôn sống vì công bằng và lẽ phải, chưa bao giờ nghĩ về mình. Năm 1980, UNESCO công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.
2. Sự nghiệp sáng tác văn học của thi hào Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp sáng tác văn học có giá trị lớn lao. Ông sáng tác ở rất nhiều thể loại, viết bằng chữ Nôm và chữ Hán, thành công ở cả văn chính luận và thơ trữ tình. Ông để lại một khối lượng tác phẩm lớn, có giá trị đối với nền Văn học dân tộc.
Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận xuất sắc. Với “Quân trung từ mệnh tập” (có sức mạnh bằng mười vạn quân), “Bình Ngô đại cáo” và nhiều văn bản chiếu, biểu, Nguyễn Trãi được coi là bậc thầy của văn chính luận Trung đại. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt những văn bản chính luận của Nguyễn Trãi là nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
Về nghệ thuật, văn chính luận Nguyễn Trãi đạt trình độ mẫu mực trong việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng biện pháp thích hợp; kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
Nguyễn Trãi còn là một nhà thơ trữ tình sâu sắc. Hai tập thơ “Ức Trai thi tập” (chữ Hán) và “Quốc âm thi tập” (chữ Nôm) đã khắc họa được hình tượng người anh hùng vĩ đại với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt; phẩm chất và ý chí ngời sáng.
“Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”.
Bên cạnh hình ảnh người anh hùng, con người trần thế hiện lên rõ nét: Nguyễn Trãi đau với nỗi đau của con người (đau trước thói đời đen bạc: “Bui một lòng người cực hiểm thay”) và yêu tình yêu của con người (yêu thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống):
“Phượng những tiếc cao diều hãy liệng
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”.
Thơ trữ tình Nguyễn Trãi có đóng góp lớn cho văn học dân tộc từ sự phát triển của ngôn ngữ (chữ Nôm), Việt hóa thể thơ Đường cà sáng tạo ra thể thất ngôn xen lục ngôn. Thơ Nguyễn Trãi giàu hình ảnh ước lệ, nhưng cũng mang hơi thở cuộc sống, vừa có khuynh hướng trang nhã vừa có xu hướng bình dị.
Nguyễn Trãi là một thiên tài Văn học của dân tộc, thơ văn Nguyễn Trãi vừa kết tinh truyền thống Văn học Lí – Trần, vừa mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới. Về nội dung, thơ Nguyễn Trãi chứa đựng hai nguồn cảm hứng lớn của dân tộc: yêu nước, nhân đạo. Về nghệ thuật, thơ văn Nguyễn Trãi đóng góp to lớn cho Văn học dân tộc cả về thể loại và ngôn ngữ.
- Kết bài:
Nguyễn Trãi không chỉ suốt đời cống hiến cho sự nghiệp “trí quân trạch dân” mà còn đóng góp rất lớn cho sự phát triển của văn học dân tộc. Nguyễn Trãi là ngôi sao Khuê ngời sáng trên bầu trời Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của Ức Trai đáng để chúng ta kính phục và trân trọng đến muôn đời.