Hướng dẫn viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

I. Mở bài:

– Giới thiệu chủ đề nghị luận.

– Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

– Giải thích vấn đề cần bàn luận (giải thích rõ nội dung, tư tưởng, đạo lí đó, đồng thời giải thích rõ từ ngữ, khái niệm/thuật ngữ, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có)).

2. Phân tích và chứng minh:

+ Nêu ra mặt đúng của tư tưởng, đạo lý đó.

+ Dùng những lý lẽ, lập luận và dẫn chứng trong thực tế để chứng minh.

+ Chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội.

3. Bình luận, mở rộng vấn đề:

+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lí đó.

+ Đưa ra dẫn chứng, những tấm gương có thật trong đời sống.

4. Rút ra bài học và hành động:

+ Đưa ra kết luận đúng để thuyết phục được người đọc và áp dụng đạo lí, tư tưởng đó vào thực tiễn đời sống.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại ý nghĩa vấn đề bàn luận.

– Liên hệ bản thân.

Dàn bài chi tiết:

I. Mở bài:

– Giới thiệu chủ đề nghị luận.

– Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn)

– Nêu nhạn xét, đánh giá khái quát về vấn đề nghị luận (Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận?)

II. Thân bài:

1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:

Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.

* Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ (theo nghĩa từ vựng).

2. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?

3. Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):

– Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.

– Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)

– Mở rộng vấn đề.

4. Rút bài học nhận thức và hành động.

– Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …(Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?…)

– Bài học hành động – Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể
(Thực chất trả lời câu hỏi: Cần phải làm gì? …)

III. Kết bài:

– Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)

– Lời nhắn gửi đến mọi người (…)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang