Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận xã hội (NLXH) 200 chữ về một hiện tượng xã hội.
1. Mở đoạn:
– Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.
– Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…
– (Chuyển ý)
2. Thân đoạn:
* Bước 1: Trình bày thực trạng: Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…).
Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.
– Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)
– Tình hình, thực trạng trong nước (…)
– Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)
* Bước 2: Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.
– Ảnh hưởng, tác động – Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:
+ Ảnh hưởng, tác động- Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)
+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)
– Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan (…)
+ Nguyên nhân chủ quan (…)
* Bước 3: Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai…)
– Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.
– Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…).
– Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại
* Bước 4: Đề xuất những giải pháp:
Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.
– Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):
+ Đối với bản thân:…
+ Đối với địa phương, cơ quan chức năng:…
+ Đối với xã hội, đất nước: …
+ Đối với toàn cầu:…
3. Kết đoạn:
– Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)
– Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người.