ngu-van-8-canh-dieu

Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 8, Cánh Diều

TRƯỜNG ……………………………
TỔ …………………………………………..
Giáo viên: …………………………….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN
Năm học 2023 – 2024
Bộ sách: Ngữ văn 8, Cánh Diều.

  1. Kế hoạch dạy học.
  2. Phân phối chương trình.

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 8
(Cả năm: 140 tiết. Học kì I: 72 tiết. Học kì II: 68 tiết)

HỌC KÌ I.

Bài học  Tiết Yêu cầu cần đạt Thiết bị

dạy học

Ghi chú
BÀI MỞ ĐẦU

(3 TIẾT)

– Nội dung sách Ngữ văn 8

– Cấu trúc của sách Ngữ văn 8

3– HS nhận biết được những nội dung chính của sách Ngữ văn 8; cấu trúc của sách và các bài học.

– Biết sử dụng sách một cách hiệu quả.

SGK, KHBD, máy tính, máy chiếu,…

BÀI 1.

TRUYỆN  NGẮN

(13 TIẾT)

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:– Nhận biết được một số yếu tố hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ,…) và nội dung (đề tài, chủ đề; ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của người kể chuyện;…) của truyện ngắn.

– Nhận biết và sử dụng được trợ từ, thán từ trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe.

– Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc.

– Biết trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.

– Biết trân trọng những kỉ niệm và phát huy những cảm xúc, tình cảm đẹp, trong sáng, nhân văn về con người và cuộc sống trong trang sách cũng như ngoài đời thực.

– SGK, SGV, SBT, TL tham khảo,…

– KHBD, máy tính, máy chiếu, PHT, rubic, bảng kiểm

– Tôi đi học.4,5,6
– Gió lạnh đầu mùa.7,8
THTV: Trợ từ, thán từ.9
THĐH: Người mẹ vườn cau10,11
VIẾT: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội12,13,14
NÓI VÀ NGHE: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội15,16
– Tự đánh giá; Hướng dẫn tự học

BÀI 2:

THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

(11 TIẾT)

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố hình thức của thơ sáu chữ, bảy chữ (số chữ ở mỗi dòng; vần, nhịp; từ ngữ, hình ảnh; bố cục, mạch cảm xúc;…) và tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ.

– Nhận biết được sắc thái nghĩa của từ ngữ và hiệu quả lựa chọn từ ngữ.

– Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ; bước đầu làm được bài thơ sáu chữ, bảy chữ.

– Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

– Yêu thương những người thân trong gia đình, yêu quê hương.

– SGK, SGV, SBT, TL tham khảo,…

– KHBD, máy tính, máy chiếu, PHT, rubic, bảng kiểm

– Nắng mới17,18
– Nếu mai em về Chiêm Hóa19,20
THTV: Sắc thái nghĩa của từ21
THĐH: Đường về quê mẹ22,23
VIẾT: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ; Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ24,25,26
NÓI VÀ NGHE: Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống27
– Tự đánh giá; Hướng dẫn tự học

BÀI 3:

VĂN BẢN THÔNG TIN

(12 TIẾT)

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN– Nhận biết được đặc điểm của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên, cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản; liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

– Nhận biết và giải thích được đặc điểm, chức năng của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp; tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

– Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên và văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống.

– Tóm tắt được nội dung bài thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên theo yêu cầu.

– Thích tìm hiểu, giải thích các hiện tượng tự nhiên và có ý thức vận dụng các hiểu biết về hiện tượng tự nhiên vào cuộc sống.

– SGK, SGV, SBT, TL tham khảo,…

– KHBD, máy tính, máy chiếu, PHT, rubic, bảng kiểm

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
– Sao băng28,29
Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI30,31
THTV: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp32,33
THĐH: Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại34
VIẾT: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên; Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống35,36,

37,38

NÓI VÀ NGHE: Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên39
Tự đánh giá; Hướng dẫn tự học
Đánh giá giữa học kì IÔn tập giữa học kì I40– Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong nửa đầu học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

– Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

– Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hiện bài KT.

KHBD, đề cương, PHT,…Linh hoạt sắp xếp theo KHGD của nhà trường, địa phương
Kiểm tra giữa học kì I41,42Đề và giấy kiểm tra
Trả bài kiểm tra giữa học kì I43Đáp án, bài chấm

BÀI 4.

HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI

(12 TIẾT)

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN– Nhận biết được một số yếu tố hình thức (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,…) và nội dung (đề tài, chủ đề; ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả;…) của hài kịch và truyện cười.

– Hiểu và vận dụng được hiểu biết về nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe.

– Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.

– Biết thảo luận ý kiến về một hiện tượng trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

– Ghét những thói hư tật xấu, phê phán cái giả dối; từ đó biết trân trọng những suy nghĩ trong sáng, nhân văn, những hành động trung thực;…

– SGK, SGV, SBT, TL tham khảo,…

– KHBD, máy tính, máy chiếu, PHT, rubic, bảng kiểm

Đổi tên cho xã44,45,46
Cái kính47,48
THTV: Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn49
THĐH: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục; Thi nói khoác50,51
VIẾT: Nghị luận về một vấn đề của đời sống52,53,54
NÓI VÀ NGHE: Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống55
Tự đánh giá; Hướng dẫn tự học

BÀI 5.

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

(12 TIẾT)

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:– Nhận biết và xác định được vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. Phân biệt được lí lẽ và bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết.

– Hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ, tục ngữ, các yếu tố Hán Việt trong văn bản, vận dụng được hiểu biết đó trong đọc hiểu, viết, nói và nghe.

 

– SGK, SGV, SBT, TL tham khảo,…

– KHBD, máy tính, máy chiếu, PHT, rubic, bảng kiểm

Tích hợp giáo dục ANQP
– Hịch tướng sĩ56,57,58
– Nước Đại Việt ta59,60
THTV: Từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ61
THĐH: Chiếu dời đô, Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?62,63
VIẾT: Nghị luận về một vấn đề của đời sống64,65,66– Viết được bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

– Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.

– Đề cao tinh thần yêu nước, niềm tự hào về nền văn hiến, văn hoá và lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc; nhận thức được trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước

NÓI VÀ NGHE: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề của đời sống67
Tự đánh giá; Hướng dẫn tự học
Đánh giá cuối học kì IÔn tập học kì I68,69– Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

– Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

– Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hiện bài KT.

KHBD, đề cương, PHT,…Linh hoạt sắp xếp theo KHGD của nhà trường, địa phương
Kiểm tra học kì I70,71Đề và giấy kiểm tra
Trả bài kiểm tra học kì I72Đáp án, bài chấm

HỌC KÌ II

Bài họcTiếtYêu cầu cần đạtThiết bị

dạy học

Ghi chú

BÀI 6.

TRUYỆN

(12 TIẾT)

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN– Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết tiêu biểu, câu chuyện, nhân vật,…) và nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp; tình cảm, thái độ của người kể chuyện;…) của truyện

– Nhận biết và hiểu tác dụng của các từ ngữ toàn dân từ ngữ địa phương biệt ngữ xã hội trong đời sống và trong tác phẩm văn học.

– Viết được bài văn phân tích một tác phẩm truyện: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.

– Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội; nêu rõ các luận điểm; sử dụng lý lẽ và bằng chứng thuyết phục.

– Trân trọng cảm thông chia sẻ với người khác.

– SGK, SGV, SBT, TL tham khảo,…

– KHBD, máy tính, máy chiếu, PHT, rubic, bảng kiểm

– Lão Hạc73,74,75
– Trong mắt trẻ76,77
THTV: Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương; Biệt ngữ xã hội78
THĐH: Người thầy đầu tiên79,80
VIẾT: Phân tích một tác phẩm truyện81,82,83
NÓI VÀ NGHE: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội84
Tự đánh giá; Hướng dẫn tự học

BÀI 7.

THƠ ĐƯỜNG LUẬT

(12 TIẾT)

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN– Xác định được giá trị nội dung nghệ thuật của thơ trữ tình và thơ trào phúng trung đại làm theo thể Đường luật. Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối) và một số thủ pháp nghệ thuật của thơ trào phúng.

– Hiểu được đặc điểm, tác dụng và biết sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh.

– Viết được bài phân tích một tác phẩm thơ.

– Nghe và tóm tắt được nội dung người khác thuyết trình về một tập thơ bài thơ.

– Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước và tâm sự của các nhà thơ trước thời cuộc.

– SGK, SGV, SBT, TL tham khảo,…

– KHBD, máy tính, máy chiếu, PHT, rubic, bảng kiểm

Tích hợp giáo dục tư tưởng HCM
– Mời trầu85,86
– Cảnh khuya87,88
THTV: Đảo ngữ; Câu hỏi tu từ;

Từ tượng hình, từ tượng thanh

89,90
THĐH: Xa ngắm thác núi Lư; Vịnh khoa thi hương91,92
VIẾT: Phân tích một tác phẩm thơ93,94,95
NÓI VÀ NGHE: Nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình  về một tập thơ, bài thơ96
Tự đánh giá; Hướng dẫn tự học

BÀI 8.

TRUYỆN LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT

(12 TIẾT)

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN– Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ,…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ của người kể chuyện,…) trong truyện lịch sử và tiểu thuyết.

– Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

– Nhận biết và đặt được câu khẳng định câu phủ định.

– Viết được bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống.

– Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình giới thiệu về một nhân vật lịch sử hoặc một tiểu thuyết đã học (hoặc đã đọc, nghe) bằng hình thức nói và viết.

– Yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc, cảm phục và noi theo tấm gương của các anh hùng dân tộc; nhận thức đúng năng lực và phẩm chất của bản thân.

– SGK, SGV, SBT, TL tham khảo,…

– KHBD, máy tính, máy chiếu, PHT, rubic, bảng kiểm

Tích hợp giáo dục ANQP
– Quang Trung đại phá quân Thanh97,98,99
– Đánh nhau với cối xay gió100, 101
THTV: Câu khẳng định, câu phủ định102
THĐH: Bên bờ Thiên Mạc103,104
VIẾT: Nghị luận về một vấn đề của đời sống105,106,107
NÓI VÀ NGHE: Nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình108
Tự đánh giá; Hướng dẫn tự học
Đánh giá giữa học kì IIÔn tập giữa học kì II109– Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong nửa đầu học kì II, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

– Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

– Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hiện bài KT.

KHBD, đề cương, PHT,…Linh hoạt sắp xếp theo KHGD của nhà trường, địa phương
Kiểm tra giữa học kì II110,111Đề và giấy kiểm tra
Trả bài kiểm tra giữa học kì II112Đáp án, bài chấm

BÀI 9.

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

(12 TIẾT)

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN– Nhận biết được đặc điểm hình thức (cách thể hiện luận đề, luận điểm, lý lẽ, bằng chứng,…) và nội dung (mục đích, giá trị, ý nghĩa,…) của một văn bản nghị luận văn học; chỉ ra được mối liên hệ giữa luận đề; luận điểm; lý lẽ và bằng chứng.– SGK, SGV, SBT, TL tham khảo,…

 

Tích hợp giáo dục tư tưởng HCM
Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya”113,114
Chiều sâu của truyện Lão Hạc115,116
THTV: Thành phần biệt lập trong câu117,118
THĐH: Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh119,120– Nhận biết và hiểu tác dụng của các thành phần biệt lập trong câu; biết bổ sung thành phần biệt lập khi cần thiết.

– Biết viết bài nghị luận phân tích tác phẩm văn học.

– Biết trình bày bài giới thiệu ngắn về nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm văn học.

– Yêu thích tìm hiểu, khám phá các giá trị của tác phẩm văn học; trân trọng những sáng tạo nghệ thuật và có ý thức giữ gìn giá trị của những sản phẩm đó.

– KHBD, máy tính, máy chiếu, PHT, rubic, bảng kiểm
VIẾT: Viết bài nghị luận phân tích tác phẩm văn học121,122, 123
NÓI VÀ NGHE: Trình bày bài giới thiệu về một vấn đề của tác phẩm văn học124
Tự đánh giá; Hướng dẫn tự học

BÀI 10.

VĂN BẢN THÔNG TIN

(11 TIẾT)

 

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN– Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm và mục đích của văn bản, phân tích được thông tin cơ bản và vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản.

– Nhận biết và sử dụng được câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể trong hoạt động giao tiếp; biết sử dụng thành phần biệt lập trong câu.

– Viết được bài văn giới thiệu một cuốn sách đã đọc.

– Biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (theo sự lựa chọn cá nhân) có sử dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ.

– Yêu thích đọc sách, xem phim và khám phá, chia sẻ giá trị của các sản phẩm tinh thần trong cuộc sống.

– SGK, SGV, SBT, TL tham khảo,…

– KHBD, máy tính, máy chiếu, PHT, rubic, bảng kiểm

Tích hợp giáo dục ANQP
“Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi125,126
Bộ phim “Người cha và con gái”127,128
THTV: Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể129
THĐH: Cuốn sách “Chìa khoá vũ trụ của Gioóc-giơ”130,131
VIẾT: Viết bài giới thiệu một cuốn sách132,133,134
NÓI VÀ NGHE: Giới thiệu một cuốn sách135
Tự đánh giá; Hướng dẫn tự học
Đánh giá cuối học kì IIÔn tập học kì II136,137– Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong năm học, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

– Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

– Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hiện bài KT.

KHBD, đề cương, PHT,…Linh hoạt sắp xếp theo KHGD của nhà trường, địa phương
Kiểm tra học kì II138,139Đề và giấy kiểm tra
Trả bài kiểm tra học kì II140Đáp án, bài chấm

 2. Kiểm tra, đánh giá định kì.

Bài kiểm tra,
đánh giá
Thời gianThời điểmYêu cầu cần đạtHình thức
Giữa học kì 190 phútTuần 9 – Đọc hiểu các kiểu loại văn bản: Truyện ngắn, thơ sáu chữ, bảy chữ, văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.

– Sử dụng trợ từ, thán từ, sắc thái nghĩa của từ, đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp trong hoạt động đọc, viết.

– Viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội; viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ.

– Có ý thức tự giác, nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện bài kiểm tra.

Viết trên giấy
Cuối học kì 190 phútTuần 18– Đọc hiểu các kiểu loại văn bản: Truyện ngắn, thơ sáu chữ, bảy chữ, văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên, hài kịch, truyện cười và văn bản nghị luận trung đại.

– Sử dụng trợ từ, thán từ, sắc thái nghĩa của từ, các hình thức đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn, từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ trong hoạt động đọc, viết.

– Viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội; đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ; văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên; văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống.

– Có ý thức tự giác, nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện bài kiểm tra.

Viết trên giấy
Giữa học kì 290 phútTuần 27– Đọc hiểu các kiểu loại văn bản: Truyện hiện thực, thơ Đường luật, truyện lịch sử và tiểu thuyết.

– Sử dụng từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh, câu khẳng định, câu phủ định trong hoạt động đọc, viết.

– Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện hoặc bài văn phân tích một tác phẩm thơ.

– Có ý thức tự giác, nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện bài kiểm tra.

Viết trên giấy
Cuối học kì 290 phútTuần 35– Đọc hiểu các kiểu loại văn bản: Truyện hiện thực, thơ Đường luật, truyện lịch sử và tiểu thuyết, văn bản nghị luận văn học và văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách, một bộ phim.

– Sử dụng từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh, câu khẳng định, câu phủ định, các thành phần biệt lập và câu phân loại theo mục đích nói trong hoạt động đọc, viết.

– Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện; bài văn phân tích một tác phẩm thơ; bài nghị luận phân tích một tác phẩm văn học; bài giới thiệu một cuốn sách.

– Có ý thức tự giác, nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện bài kiểm tra.

Viết trên giấy

 

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

(Kí và ghi rõ họ tên)

 

…………………………………………

HIỆU TRƯỞNG

Kí và ghi rõ họ tên)

 

………………………………………..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang