Tưởng tượng là nhân vật ông Hai kể lại câu chuyện “Làng”
Đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được cái niềm tự hào ấy. Về cái làng của tôi ấy mà, họ dũng cảm lắm, người của làng Chợ Dầu kháng chiến lắm. Tôi đã dời khỏi làng Chợ Dầu cũng được một khoảng rồi nhưng mà cái làng ấy, tôi yêu quý lắm. Cứ nhắc đến tôi lại nhớ về cái ngày mà làng tôi đứng lên chống lại cái bọn giặc tây ấy.
Sáng hôm đó, tôi lo vỡ một vạm đất ngoài bờ sông để trồng sắn để mà ăn vào những ngày tháng chịu đói. Nhà có tôi là trụ cột, phải lo mà làm nuôi nhà của mình. Về đến nhà với đôi vai mỏi, tôi nằm lên giường thì hình ảnh làng Chợ dầu lại hiện ra, tôi nhớ đến mấy cái lúc còn ở đấy làm việc cùng anh em, hát hò, đào cuốc cả ngày trời. Tôi lại cảm thấy mình lại trẻ ra ấy, cái thời ấy vui đến độ vậy. Trưa về, nắng gắt, và đặc biết cái giờ ấy là con mụ chủ sắp làm về, tôi lại phải bị nghe mụ chửi con mắng cái.
Nằm hoài cũng thấy đứa con gái lớn đang gánh gánh nước về, thế lại cứ như mỗi ngày lặp đi lặp lại, tôi dặn nó trông nhà trông cửa, tôi vớt ngay cái nón rồi rời đi. Tôi tự hào về chợ Dầu lắm, phải nói đi đâu tôi cũng đều khoe về nó cả, rằng làng Chợ dầu tinh thần lắm, quyết đi theo con đường của Cụ Hồ. Hôm đó tôi vừa vui lại phấn khơi, đi trên đường mà cứ rủa bọn giặc. Tôi lúc đó đã la lên rằng :” Nắng thế này là bỏ mẹ chúng nó.”. Có nhiều người đi đường họ nghe chả hiểu tôi đang nói về ai, hỏi lại chúng nó là ai thế, tôi liền đáp lại “ Bọn tây chứ còn ai nữa chứ”.
Tôi hay đến phòng thông tin để nghe ngóng tin tức. Hồi xưa tôi đã học được một khóa chữ và đọc khi còn ở làng. Mỗi tội chữ trên báo in sao mà khó đọc, tôi lại càng không thể dữ khơi khơi tờ báo trên tay, đành nhờ vào mấy thanh niên kia. Tôi rõ là không thể đọc được nên rất ghét những người cứ thích đọc thầm. hên sao hôm đó có anh quân nhân đọc to rõ. Hôm đó toàn là những tin hay, nào là có em nhỏ bơi ra giữa Hồ Hoàn Kiếm cắm cờ lên Tháp rùa, nào là giết được Pháp, việt gian. Ôi hôm đó ruột tôi cứ như bị cuộc lên, vui quá đi chứ. Ra khỏi phòng thông tin, tôi đến một cái quán gần ấy ngồi húp miếng chè nóng. Cái khung cảnh lúc ấy quá là hợp tình cảnh, tiếng quạt, tiếng cười, khóc của em bé rồi lại dập dờn cái bóng của lũ cò trắng.
Đang thưởng thức chén nước trà, bỗng phía cánh đồng có tiếng nhốn nháo. Có người đàn bà đang cho con bú lên tiếng :” này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không. Nó rút ở Bắc ninh về qua Chợ Dầu, nó khủng bố ông ạ.”. Nghe thế tôi liền quay hỏi lại xem giết được nhiêu thằng thì một giọng nói đỏng đảnh vang lên :”Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!”.
Cổ họng tôi như nghẹn lại, bị chặng đứng bởi thứ gì đó đắng ngắt. Họ còn bảo rằng vị chủ tịch là người khởi nguồn cơ đấy. nào là cầm cờ ra hoan hô, mang cả tủ rượu, lúc ấy tôi như bị giết chết đi bởi cái làng mà tôi đã tự hào biết bao lâu. Tôi chẳng còn mặt mũi gì, đứng lên trả tiền rồi đi về. về nhà tôi nằm vật ra giường, nhìn mấy đứa con mà lòng tôi đau như bị dao đâm, tự hỏi chúng là dân làng Chợ dầu đó sao, là người của làng Việt gian sao, chẳng lẽ chúng phải chịu nghe nhưng lời mắng nhục sao, thiệt khốn nạ, chúng chỉ mới bấy nhiêu tuổi đầu.
Sao mà nghiệt ngã quá, ngồi trách cứ dân làng cả hồi mới thấy lại, hồi xưa họ tinh thần lắm cơ mà, sao lại đến nỗi như vầy chứ. Thằng Chánh Bệu chính danh là người làng, chắc đã làm gì người ta mói nói cơ chứ, đã đến nổi nhục này, sau còn biết nhìn mặt ai, buôn bán hay gì nữa. Cái làng Chợ dầu yêu quý của tôi cớ sao lại ra nông nỗi như vầy.
Chiều , vợ tôi về cũng với khuôn mặt uể oải, trên vai là hai đòn gánh thủng thẻo. Gian nhà lúc ấy chỉ toàn là những tiếng thở dài. Mãi tới khuya vợ tôi mới quay qua hỏi về chuyện làng theo Tây, đến cớ sự này tôi còn biết nói gì, chỉ biết gằn giọng lên mà trả lời “biêt rồi”. Tôi không thể nào ngủ được. Từ cái bữa hay tin, tôi chẳng dám bước ra ngoài, chẳng dám qua nhà bác Thứ nữa. Cứ thỉnh thoảng lại nghe thoáng người ta chửi rủa làng của mình, tôi chỉ biết ngồi lại một góc. Lại còn mụ chủ nữa chứ, mụ cứ cố tình nói đá nói xéo là vợ chồng tôi khổ mãi.
Thế rồi có hôm xã có tin đuổi tất cả người từ Việt gian, mụ chủ đế trước cửa nhà đứng nói ngon ngọt chỉ để đuổi khéo chúng tôi. Vợ và đứa con gái chỉ biết khóc ròng. Tôi thoáng nghĩ sẽ về lại làng, nhưng làng giờ nó theo Tây rồi sao mà về nữa. làng thì yêu lắm nhưng đã theo Tây thì phải thù. Quyết đi theo kháng chiến, đi theo cụ Hồ.
Chẳng còn ai để tâm sự, chỉ biết thằng con vào lòng trò chuyện, hỏi đến thì thằng bé bảo muốn về làng nhưng lại theo cụ Hồ, biết làm sao được khi làng ta thành việt gian mất rồi.
Khoảng ba giờ chiều có người đàn ông cũng là người làng đến nhà tôi. Tôi vội đi theo mà quên phải dặn con trong nhà cửa. Đi thì biết được vị chủ tịch đã cải chính lại rằng làng tôi kháng chiến chống Tây, việt gian đều là sai cả rồi. Tôi mừng rỡ trên đường về mua cho mấy đứa con vài cái bánh. Về tới chạy vào báo tin cho nhà, tôi chạy liền qua bên bác Thứ, báo tây đốt nhà tôi rồi, làng tôi kháng chiến rồi, cứ như thế mà nói hết người này đến người khác. Tôi lúc đó mừng rỡ lắm, yêu làng lắm, làng Chợ Dầu của tôi. Ngỡ cứ tưởng mụ chủ lại quay ra nói này nói nọ nhưng không ngờ mụ cũng vui mà nói tôi phải nuôi heo để ăn mừng.
- Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân
- Cảm nhận nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân
- Chứng minh: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân thể hiện những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
Bài tham khảo:
Từ lúc rời làng, lòng tôi lúc nào cũng cảm thấy một nỗi nhớ mãnh liệt,nhớ những người anh em,bạn bè,nhớ cái sự bình yên chốn quê hương.Nếu không nghe theo những khuyến khích,động viên của cụ Hồ thì tôi và gia đình có lẽ đã ở lại nơi quê chiến đâu với bọn giặc rồi.Nếu ai chưa biết thì Cụ đưa ra những chiến thuật để tránh làm giảm số dân,di dời dân lên vùng thành thị là giải pháp tất yếu thời bấy giờ.
Sáng hôm ấy trong nhà nhìn qua nhìn lại chỉ có mình tôi trong căn phòng rộng thênh thang,nhỏ con gái ớn đã cùng mẹ nó đi gánh hang ra quán chưa thấy về.2 đứa nhỏ hơn thì đang ngồi canh lũ gà khỏi trộm mấy luống rau mới cấy.Nhìn qua lại cũng chỉ có tôi trong căn phòng rộng thênh thang,tuy là trụ cột của gia đình nhưng ngồi lì ra một chỗ chả giúp ích cho gia đình thì tôi chắc không xứng đáng với cái chức vụ đó nhỉ. Liền chạy đi trồng vài trăm gốc sắn để dành ăn phòng năm sau đói.
Trong đầu cứ nghĩ là làm vì gia đình, làm cho xứng với danh hiệu trụ cột mà chẳng hiểu sao cuối cùng tôi cũng kết thúc được công việc.Vài trăm củ chứ có ít đâu,thế mà lại làm xong chỉ trong một ngày,đúng là sức tôi trâu như bò.
Gần tối hôm ấy,trong lúc đang nằm nghỉ hơi thì những kí ức lại ùa về như lũ,tôi nằm cứ nằm đấy mà nhớ lại cái làng năm xưa của mình. Cảm thấy khỏe khoắn hẳn lên,cảm giác cứ như cái tôi khỏe mạnh khi còn là trai trẻ khi nghĩ về những năm tháng cùng làm việc với an em.Cùng nhau bòn phèng, cùng đào, cùng cuốc mê man trong khi hát những khúc nhạc ca khiến ông chú già như tôi trở nên háo hức,vui hẳn lên. Những cảm xúc ấy lại mang đến những ham muốn được về quê nhà,được hội tụ cùng các anh em năm xưa.Kèm theo những sự tò mò về những phát triển của làng khiến tôi khao khát được trở về hơn nữa.
Một hồi thì đứa con gái trưởng về nhà, nó cứ ấp úng mà không vào nhà, thấy lạ tôi kêu:”làm gì lâu thế mày”.Chưa kịp trả lời thì tôi liền kêu nó vào trông hai đứa nhỏ kia. Chẳng quên mụ chủ nhà tôi cũng dặn đứa con gái lớn nhất của tôi: “nó thì rút ruột ra,biết chửa”, sau đó bước vội ra ngoài.
Đi ngoài đường gặp ai tôi cũng tặng họ một nụ cười rồi nói: “Nắng thế này thì bỏ mẹ chúng nó!”,nhiều người chẳng hiểu nổi câu nói ấy. Câu đấy tôi ám chỉ bon Tây đấy.Dứt câu thì tôi lại đi ngay tỏ vẻ bận rộn chứ thật ra lại ra phòng thong tin ngồi đọc mấy tờ báo nghe ngóng thong tin như thường ngày.
May ra hôm ấy có anh chàng kia đọc báo to lên cho mọi người nghe cùng,bản thân thì cũng biết đọc chữ nhưng mặt chữ in thì lại quá khó nhìn,cứ lấp ba lắp bắp đọc được vài câu nên khi có người đọc ra thế tôi cảm thấy khá vui.Ngày đó quả là có thật nhiều tin hay,như một em nhỏ tuổi ban tuyên truyền tin bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm để cấm cờ quốc kì lên tháp rùa. Bọn trẻ ngày nay nói thật ra thì chúng luôn khiến tôi ấn tượng,chúng đã có thể làm được nhiều điều mà đám người lớn chúng tôi không làm được. Hay một anh đội trưởng sau khi giết bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng,toàn là tin hay mà tôi không thể nào bỏ qua.Cứ đà này thì sớm muộn gì bọn Tây cũng quất tay đầu hang và chạy khỏi nước.
Sau khi rời phòng thông tin ruột gan tôi cứ nhảy cả lên, chạy qua quán dặn bà vợ tôi một số việc rồi sau đó tiến thẳng ra lối huyện cũ. Ở đó có rất nhiều người tản cư ,họ đứng ngồi lố nhố ở dưới mấy góc cây. Gần đấy có một cái quán chè nên tôi vào thẳng quấn ấy và có được một chén cho ngon. Nào ngờ, buổi sáng hôm ấy tôi nhận được tin dữ từ lũ người ở dưới lên nói rằng làng chợ Dầu đã theo giặc, người chợ Dầu làm việc gian hết cả.
Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp trộm bắt được người ta còn thương. Còn giống bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát. Tôi oán hận cái làng ấy vô cùng,những ý nghĩ chỉ toàn là những lời nói xấu xa về cái làng nơi đã nuôi nấng mình.
Trời tối đi trước mắt, tôi đã về đến nhà, lặng lẽ đi đến cái võng mà nằm đấy.Lũ trẻ thấy tôi thế không dám nói gì,khi ấy tôi cảm thấy thật tội lỗi vì chúng là con của việt gian, lỡ chúng bị chọc cười hay bị xa lánh thì sao
Nghĩ lại thì cũng không đúng lắm vì ai trong làng cũng là những người yêu nước thề chống giặc mà,hơn nữa ai đi bịa chuyện làm gì. Rồi một hồi, tôi lại nghĩ đến tương lại của làng Chợ Dầu nầy, liệu có ai chịu buôn bán với làng Việt gian chứ?có ai chịu trao đổi hàng hóa,giúp đỡ hay không.
Tối hơm ấy, bà Hai,vợ của tôi về tới nhà, nhìn nét mặt cũng khác nên tôi đoán rằng chắc bả cũng đã biết đến cái tin đồn rồi. Đi bán về bà vào trong gian bếp dọn đồ ra rồi đi ra ghế ngồi ôm má nghĩ ngợi. Cả căn nhà không một tiếng nói,cái cảm giác im lặng ấy cứ khó chịu sao ấy.
Những ngày sau đó trôi qua nặng nề. Tôi chẳng dám đi đâu. Nhìn lũ nhỏ vui đùa ngoài sân mà tôi thấy thương chúng quá. Rồi chúng sẽ ra sao? Chúng sẽ đi đâu được nữa đây chứ. Làng thì tôi yêu thật nhưng làng theo tây rồi thì phải thù, nhất quyết không trở về. Bây giờ mà về làng có nghĩa là làm việc gian, là phản bội lại anh em đồng chí, phản bội cụ Hồ. Như thế thì nhục lắm.
Biết bao suy nghĩ cứ rối bời trong đầu óc tôi tưởng chừng như nó sẽ chẳng bao giờ được gỡ bỏ. Nào ngờ, một buổi sáng, chính ông chủ tịch xã nơi tản cư gọi tôi lên báo làng chợ Dầu không theo giặc, làng chợ Dầu kháng chiến dữ lắm, tinh thần dữ lắm.
Trời ơi, tôi có tin được không. Cái tin ấy như cởi bỏ biết bao tâm tư trong lòng tôi, giải thoát tôi khỏi mọi sầu khổ. Mừng quá, không kịp cảm ơn ông chủ tịch, tôi vội đi khắp các ngõ loan báo tin mừng: làng chợ Dầu không theo Tây, làng chợ Dầu kháng chiến, người chợ Dầu không ai là Việt gian.
Đương nhiên tôi cũng không quên đền đáp những gì mà mấy đứa con và bà vợ của tôi đã chịu đựng,chịu đựng cái sự tủi nhục của tôi. Quà chỉ là mấy cái bánh nhưng mấy cái bánh đó cũng là sự đánh dấu cho sự kết thúc của những đau buồn.