Kể lại những ngày tết thật ý nghĩa mà em đã trải qua.
- Mở bài:
Đối với người Việt Nam, ngày Tết cổ truyền của dân tộc có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Tết là dịp mọi người sum họp, đoàn viên, quây quần bên nhau, cùng nhau nhìn lại một năm đã trôi qua. Những ngày tết đoàn viên, tôi thường ở cạnh gia đình, cùng mọi người tận hưởng trọn niềm vui.
- Thân bài:
Khi nhắc đến tết, ai cũng sẽ nghĩ đến những bao lì xì, những cây mai vàng khỏe sắc, không khí tết tưng bừng, rộn rã, nhà nhà đều sum vầy với nhau. Vào ngày tết, ai ai cũng háo hức sắm sửa đồ tết, lâu dọn nhà cửa, trang trí cho ngôi nhà mình thật xinh đẹp để đón khách.
Ngày tết, người ta thường bắn pháo hoa để chào mừng năm mới. Trước kia, khi chưa cấm đốt pháo nổ, vào những ngày tết tiếng pháo vàng dội khắp phố phường, thôn bản. Đây là một nét đẹp văn hóa của người Việt, được gìn giữ nhiều đời. Giờ không ai đốt pháo nổ, chỉ bắn pháo hoa. Ngày tết vì thế mà cũng bớt đi tiếng pháo rộn rã.
Gia đình tôi cũng vậy vào 30 tết gia đình tôi dọn nhà, cùng mua đồ về để cúng ông bà. Sau bữa ăn tối ở nhà hàng, bà mẹ đưa tôi đi dạo, ngắm nhìn đường phố. Ngoài đường, không khí ngày tết thật náo nhiệt và sôi động. Những cột đèn, thường ngày trơ trọi, giờ đây lung linh ánh sáng đèn màu. Khi gần nửa đêm, sau một hồi lòng vòng, ba mẹ tôi dừng xe lại một điểm rất đẹp ở trên cầu để xem thành phố bắn pháo hoa chào mừng năm mới.
Khi đồng hồ đã chỉ đúng 12 giờ, tiếng chuông nhà thờ vang lên cũng là lúc những tràng pháo hoa từ tòa nhà Landmark bắn lên, sáng rực cả bầu trời đêm. Tiếng nổ đì đoàng cùng những cầu vòng màu sắc lung linh trên bầu trời tạo nên quang cảnh lung linh, rực rỡ vô cùng. Nhìn trong bóng nước con kênh, ánh sáng màu trong thật ảo diệu. Khi pháo hoa kết thúc ai ai cũng háo hức trở về nhà để có thể chuẩn bị những thứ cần thiết để mùng một tết tiếp khách đến nhà. Nghe nói tùy theo người khác đến song nhà mà có thể giúp cho gia đình thuận lợi hay không trong năm.
Trong những ngày tết, tôi thích nhất là đi chúc tết người thân cùng ba mẹ và nhận những bao lì xì. Các cô, dì, chú bác,… lì xì cho cho con cháu, mong người nhận có lộc trong năm và thật nhiều niềm vui, sự may mắn. Tôi cũng cảm ơn mọi người bằng những câu chúc giúp cho họ may mắn nhất trong năm.
Ngày tết, gia đình tôi cũng mở cỗ linh đình. Mẹ tôi nấu những món ăn đặc trưng của ngày tết như là thịt kho hột vịt, măng xào bún bắc thảo, đu đủ hầm xương,… Đó là một món ăn rất ngon mà năm nào đến tết cũng có. Trong mâm cỗ, bên cạnh các sơn hào hải vị, cũng không thể thiếu những món ăn quê mùa bình dị như hột dưa, bánh, mức, bánh chưng và dưa muối. Ông tôi thích nhất là món dưa cải chua kho thịt ba rọi, vừa thơm ngon vừa béo ngọt. Ông kể, hồi xưa còn khổ, bà cố thường nấu chỉ mỗi món ấy. Ăn mãi rồi thành quen. Bữa tết, ông thường ăn bánh chưng với dưa món củ kiệu. Biết là không tốt cho sức khỏe nhưng vì tình quê đậm đà, ăn để tưởng nhớ ông bà tổ tiên đã ban cho cháu con phúc lành.
Trong những ngày tết cũng không thể không chơi cùng với anh tôi, bạn bè, những trò chơi ngày tết rất thú vị. Mùng ba tết, tôi được ba mẹ chở đi chơi ở khu vực ven bờ biển, những ngày bình thường do quá bận rộn trong đời sống mà gia đình tôi có thể ngồi lại nói chuyện được với nhau, tết đã hàn gắn được gia đình tôi lại. Chúng tôi được hưởng không khí vui vẻ, hạnh phúc bên nhau, hết ngày chúng tôi lại về nhà và có một chuyến đi chơi tết thiệt vui.
- Kết bài:
Đón tết chơi xuân là một trong những truyền thống văn hóa của dân tộc ta. tết là dịp để con cháu thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, phản ánh sâu sắc truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Với ý nghĩa ấy đã khiến cho ngày tết của nhân dân ta không chỉ là những ngày hội vui mà còn rất trang trọng và thiêng liêng.
Xem thêm:
- Cảm nghĩ của em về ngày tết cổ truyền dân tộc
- Thuyết minh thú chơi hoa mai, hoa đào ngày tết của người Việt Nam