Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn

hay-giai-thich-cau-tuc-ngu-uong-nuoc-nho-nguon

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”

  • Mở bài:

Biết ơn và đền ơn đáp nghĩa vốn là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay. Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện sâu sắc tinh thần ấy.

  • Thân bài:

Thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”?

* Nước:

+ Nghĩa đen: là vật chất dùng để uống.

+ Nghĩa bóng: là thành quả lao động của con người.

* Nguồn:

+ Nghĩa đen: là nơi xuất phát của dòng nước.

+ Nghĩa bóng: là những người làm ra thành quả lao động.

* Ý nghĩa câu tục ngữ: Câu tục ngữ là một triết lí sống: Khi hưởng thụ mọt thành quả lao động nào đó, phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đem lại thành quả mà ta đang hưởng.

Biểu hiện đạo lí Uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta:

+ Biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã dày công vun đắp hạnh phúc gia đình, dưỡng nuôi con cháu.

+ Biết ơn các vị anh hừng, thương binh, liệt sĩ đã xả thân vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc.

+ Biết ơn thầy cô giáo đã có công dạy dỗ chúng ta nên người.

Tại sao “uống nước” cần phải “nhớ nguồn”?

Trong thiên nhiên và xã hội, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào mà không có công của một ai đó tạo nên.

Lòng biết ơn đó giúp ta gắn bó với cha mẹ, ông bà, anh em, tập thể… tạo ra một xã hội nhân ái, đoàn kết. Thiếu lòng biết ơn và hành động để đền ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, xấu xa và độc ác. Vì vậy, Uống nước nhớ nguồn là đạo lí mà con người phải có, và nó trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân.

Thể hiện lòng biết ơn, chúng ta cần làm gì?

+ Biết giữ gìn và bảo vệ thành quả của người đi trước đã tạo ra.

+ Biết sử dụng thành quả lao động đúng đắn, tiết kiệm.

+ Biết tạo ra những thành quả lao động. Bản thân phải góp phần tạo nên thành quả chung, làm phong phú thêm thành quả của dân tộc, của nhân loại.

+ Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc. Có ý thức và có hành động thiết thực để biết đền ơn đáp nghĩa cho những người có công với bản thân, với Tổ quốc.

  • Kết bài:

Không một ai có thể một mình mà tạo ra cả thế giới. Không có một thành quả lao động nào tự  nó tạo ra. tất cả đều do kết tinh sức lao động của con người. Những gì ta đang có và được thụ hưởng hôm nay đều do lớp lớp cha ông từ ngàn xưa để lại. Bởi thế, ta phải có lòng biết ơn, biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị ấy đồng thời tiếp tục để lại cho thế hệ mai sau kế thừa. “Uống nước nhớ nguồn” mãi mãi là một bài học, một đạo lý sâu sắc cần được giữ gìn.


Dàn bài 2:

Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.

I. Mở bài:

– Dẫn dắt vào câu tục ngữ.

– Giới thiệu nội dung câu tục ngữ cần giải thích.

II. Thân bài:

I. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”:

* Về nghĩa đen:

– “Uống nước”: loại chất lỏng, giúp con người giải khát.

– “Nguồn”: Nơi xuất phát của dòng nước.

* Về nghĩa bóng:

– “Uống nước”: thừa hưởng thành quả lao động của người khác, của các thế hệ đi trước.

– “Nguồn”: Những người làm ra thành quả đó.

* Ý nghĩa: Câu tục ngữ là một triết lí sống: Khi hưởng thụ thành quả lao động nào đó, phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đem lại thành quả mà ta đang hưởng.

2. Giải thích tại sao Uống nước cần phải nhớ nguồn?

– Trong thiên nhiên và xã hội, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào mà không có công của một ai đó tạo nên.

– Lòng biết ơn đó giúp ta gắn bó với cha mẹ, ông bà, anh em, tập thể… tạo ra một xã hội nhân ái, đoàn kết. Thiếu lòng biết ơn và hành động để đền ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, xấu xa và độc ác.

– Vì vậy, Uống nước nhớ nguồn là đạo lí mà con người phải có, và nó trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân.

– Nhớ nguồn phải thể hiện như thế nào?

+ Giữ gìn và bảo vệ thành quả của người đi trước đã tạo ra.

+ Sử dụng thành quả lao động đúng đắn, tiết kiệm.

+ Bản thân phải góp phần tạo nên thành quả chung, làm phong phú thêm thành quả của dân tộc, của nhân loại.

+ Có ý thức và có hành động thiết thực để biết đền ơn đáp nghĩa cho những người có công với bản thân, với Tổ quốc.

III. Kết bài:

– Nhấn mạnh ý nghĩa của câu tục ngữ và tác dụng của nó.

– Bài học rút ra cho bản thân.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.