Kết thúc bất ngờ bằng tình huống đảo ngược đặc sắc trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O.Henry
Đảo ngược kết thúc là một trong những thủ pháp tạo bất ngờ ở những đoạn kết truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Henri. Hướng phát triển của câu chuyện đã bị đảo ngược hoàn toàn ở kết thúc, tính cách ở đoạn cuối cũng trái ngược với những gì nhân vật đã thể hiện. Nói như Fourmanov thì “các đoạn cuối dường như lộn trái ra những gì đã kể trước đó”.
Ở đầu câu chuyện, nhân vật Giôn-xi bị viêm phổi nặng, bác sĩ đã thăm khám và cho rằng cơ hội hồi phục là không cao. Cô hoàn toàn tuyệt vọng và nghĩ mình sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống. Dẫu đó chỉ là trò đùa trong tâm lí trên bước đường tuyệt vọng nhưng nó thể hiện rất chân thật tình trạng cùng kiệt (cả về thể chất lẫn tinh thần) của Giôn-xi lúc này. Ngược lại, nhân vật Bơ-men hoàn toàn khỏe mạnh, tuy có yếu một chút nhưng đó là tuổi già. Lão luôn mơ ước đến một ngày nào đó sáng tạo nên một kiệt tác vĩ đại. Bất ngờ ở cuối truyện, mọi thứ hoàn toàn thay đổi: cụ Bơ-men chết vì viêm phổi nặng, còn Giôn-xi đang dần hồi phục, cơ hội sống rất cao, bác sĩ rất bất ngờ về sự phục hồi thần kì của cô.
Sự đảo ngược ở kết thúc đã tạo ra những bất ngờ có vẻ phi logic nhưng vẫn là những tất yếu có thể lý giải được. Cơ sở cho sự đảo lộn táo bạo này vốn là qui luật của hiện thực và là những thông tin chuẩn bị đã được nhà văn cài đặt đâu đó trong tác phẩm.
Thủ pháp đảo ngược kết thúc đã được O.Henry vận dụng để “lộn trái” câu chuyện, bộc lộ mặt trái tính cách hay đảo ngược tình thế hai lần. Với chứng viêm phổi nặng, không ai nghĩ rằng, Giôn-xi có thể sống sót qua mùa đông ấy. Không có một yếu tố thần kì nào xuất hiện, không có bà tiên hay phép màu nào hiện diện, Giôn-xi đã chiến thắng cái chết nhờ chính niềm tin, khát vọng sống và nghị lực của mình, điều mà ít ai có thể tin rằng nó là có thật.
Thủ pháp đảo ngược được thực hiện vào thời điểm kết thúc, làm độc giả bất ngờ. Nhưng sự bất ngờ của độc giả không chỉ là hiệu quả của kỹ thuật kết thúc. Thế giới kỳ diệu, tinh vi, bí ẩn của tính cách và tâm hồn con người mà nhà văn khám phá trong truyện ngắn đã không ngớt làm ngạc nhiên người đọc.
O.Henry đã sáng tạo ương truyện ngắn những tình huống nghệ thuật đặc sắc, phong phú và đa dạng như bản thân cuộc sống. Sự đảo ngược tình thế một lần ở kết thúc đã có thể tạo thành những bất ngờ lớn đầy kết thúc bất ngờ bằng sự đảo ngược tình thế hai lần sẽ làm cho hiệu quả bết ngờ được nhân đôi. Nhưng không chỉ đơn giản là nhân đôi, hiệu quả bất ngờ có khả năng nhân lên nhiều lần, bởi O.Henry bao giờ cũng thiết lập một quan hệ logic cho hai lần đảo ngược bất ngờ của tình thế, khiến cho hai bất ngờ này ồ kết thúc “cộng hưởng” với nhau tạo nên hiệu quả bất ngờ lớn chung cho toàn tác phẩm.
Hai lần đảo ngược bất ngờ của tình thế ở kết thúc truyện ngắn O.Henry thường được đặt trong những mối quan hệ: quan hệ hoán vị tương đồng, quan hệ hoán vị tương phản, quan hệ nhân quả… ở thủ pháp này, những yếu tố trùng hợp ngẫu nhiên đã được nhà văn sử dụng như những phương tiện đắc lực để nối kết những cái bất ngờ. O.Henry đã thể hiện một cách sắc gọn, bất ngờ tấm lòng nhân ái của mình đối với người nghèo khổ, bất hạnh. Nhà văn trân trọng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp vốn có ở họ: tình thương, đức hy sinh, bản tính lương thiện
Đảo ngược tình thế hai lần tự nó đã là một thủ pháp độc đáo đầy tính sáng tạo. Sáng tạo nghệ thuật của O.Henry không dừng lại ở đó, nhà văn còn tìm ra những “biến tấu” mới lạ cho thủ pháp. Để thống nhất hai lần đảo ngược bất ngờ, O.Henry đã đặt chúng vào mối quan hệ: hoán vị tương đồng, hoán vị tương phản, nhân quả. Các hình thức phong phú của sự đảo ngược kết thúc thể hiện nghệ thuật kết cấu tuyệt vời của nhà văn.