kiet-tac-van-hoc-truyen-ngan-thuoc-cua-lo-tan

Cảm nghĩ về kiệt tác văn học Thuốc của nhà văn Lỗ tấn

Cảm nghĩ về kiệt tác văn học “Thuốc” của nhà văn Lỗ tấn

LỖ TẤN (1881 – 1936), Là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc đầu the kỷ XX. Ông tên thật là Chu Thụ Nhân, quê huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Xuất thân trong gia đình quan lại sa sút nên ông có điều kiện để thấy rõ những mặt xấu xa của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Thời thanh niên Lỗ Tấn sục sôi nhiệt huyết, có lòng yêu nước sâu sắc, có tinh thần tiến thù mạnh mẽ. Ông đã bốn lần đối ngành học vì muốn cứu nước, cứu dân. Học ngành hàng hải để mong muốn được đi đây đi đó tìm hiếu về đất nước và con người Trung Quốc, học khai mỏ với mong ước làm giàu cho đất nước. Ông chọn ngành y để chữa bệnh cho nhân dân.

Nhưng rồi đang học dang dở, ông nhận thấy rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần trong quốc dân nên ông đã chuyến sang nghề viết văn. Ông chủ trương dùng ngòi bút để phơi bày căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tỉm cách chữa trị. Ông kiên trì đi theo con đường đã chọn cho đến lúc chết.

Sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn khá phong phú. Ông là nhà văn đạt được thành tựu lớn trong nền văn học hiện đại Trung Quốc. Đối với người Trung Quốc, Lỗ Tấn được ca ngợi như một vĩ nhân.  Lỗ Tấn cũng được vinh danh như danh nhân văn hóa của nhân loại.

Lỗ Tấn được nhiều thế hệ bạn đọc tại Việt Nam hâm mộ. Bác Hồ thích đọc tác phẩm của Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc và xem Lỗ Tấn như một người thầy của mình.

Tác phẩm tiêu biểu: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới, AQ chính truyện,…

TRUYỆN NGẮN “THUỐC” được Lỗ Tấn viết trong bối cảnh xã hội Trung Quốc đang trong tình trạng trì trệ và khủng hoảng trầm trọng.

Cuối thế kỷ 19 đẩu thế kỷ 20 Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé thành nước nửa phong kiến nửa thuộc địa. Nhưng nhân dân lại cam phận chịu nhục đó là căn bệnh đóm hèn tự thỏa mãn cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Tác phẩm “Thuốc” ra đời năm 1919 nhằm chỉ ra cho mọi người thấy những căn bệnh của xã hội Trung Quốc để cảnh tỉnh những ai còn mê muội trước thời cuộc và tìm phương thuốc để chữa trị.

Truyện kể về việc tìm phương thuốc chữa bệnh lao của một gia đình Trung Quốc. Vợ chồng chủ quán Hoa Thuyên có đứa con trai bị ho lao nặng. Lão Cả Khang bày cho bài thuốc ăn bánh bao có tẩm máu tươi của người tử tù sẽ khỏi bệnh. Thương con, lão Thuyên dành dụm tiền để lo cho con. Sau đó, lão mua được cái bánh bao tẩm máu của Hạ Du – một người hoạt động Cách mạng bị án tử hình. Lão cho con ăn nhưng thằng Thuyên, con lão, vẫn chết.

Mộ của Thuyên và Hạ Du chôn gần nhau, cách nhau một con đường mòn nhỏ. Một lần, hai bà mẹ đáng thương đến thăm mộ con, gặp nhau tại đây dều xót xa cho cái chết của con mình. Kết thúc truyện, mẹ Hạ Du vô cùng ngạc nhiên khi thấy trên mộ con có vòng hoa trắng hồng.

Tác phẩm phê phán sự u mê lạc hậu cùa quần chúng và thê hiện sự cám phục, niềm tin cùa tác giả vào cách mạng dồng thời phê phán sự xa rời quần chúng cùa các chiên sĩ cách mạng.

Lõ Tấn đã đặt tên cho tác phẩm là “Thuốc” với nhiều ý nghĩa sâu sắc. “Thuốc” trước hết là thuốc chữa bệnh lao của người dân u mê lạc hậu: cho ăn bánh bao tấm máu tử tù đẻ chữa bệnh lao. Đây là bài thuốc phản khoa học, lạc hậu nên thăng Thuyên ăn xong bánh mà vẫn chết.

“Thuốc” còn có nghĩa là thuốc chữa bệnh lạc hậu về chính trị của nhân dân Trung Quốc: do thiếu hiểu biết về cách mạng nên họ đã miệt thị, chê cười Hạ Du, một chiến sĩ cách mạng dũng cảm. Ho rằng Hạ Du “làm giặc” nên vô cảm trước cái chết của anh. Có người còn chờ anh chết để lây máu anh chữa bệnh lao. Thậm chí mẹ anh cũng không hiểu dược việc Làm của con mình. Tác giá đã phè phán sự thờ ơ, lạc hậu về chính trị của nhân dãn Trung Quốc.

“Thuốc” là thuốc chữa bệnh xa rời quần chung của các chiến sĩ cach mạng: Hạ Du không làm cho quần chúng hiểu về cách mạng, thiếu gần gũi với quần chúng nên không được quần chúng ủng hộ. Vì thê Hạ Du đã rơi vào bi kịch đau đớn, xót xa.

Qua nhan đề “Thuốc”, Lỗ Tân đã vạch ra các căn bệnh mê muội của quốc dân, đồng thời giúp họ tìm phương thuốc chữa trị.

Hình ảnh người chiến sĩ Cách mạng Hạ Du tuy không xuất hiện nhiều lần nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Hạ Du là người yêu nước dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Tuy là con người lý tưởng của thời đại nhưng Hạ Du lại rất cô đơn “bôn ba trong chốn quạnh hiu” của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX, không ai hiểu việc anh làm.

Vòng hoa trên mộ Hạ Du thể hiện ước vọng của tác giả: cảm phục và lạc quan tin tưởng vào tiền đồ của Cách mạng.

Truyện ngắn “Thuốc” là hồi chuông cảnh báo căn bệnh mê muội của người dân Trung Quốc đầu thế kỉ 20 và niềm tin của nhà văn về tương lai của cách mạng. “Thuốc” thể hiện đặc điểm bút pháp của Lỗ Tấn: dung dị, trầm lặng nhưng rất sâu xa, xây dựng cốt truyện đơn giản mà sâu sắc.

Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang